Viêm thanh quản là tình trạng viêm nhiễm, tổn thương ở cơ quan thanh quản. Đây là bệnh lý ở đường hô hấp khá phổ biến và cần được điều trị sớm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về viêm thanh quản, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị.
Viêm thanh quản là gì?
Thanh quản đóng vai trò rất quan trọng trong việc lưu thông không khí vào ra phổi. Ngoài ra, khi có vật lạ lọt vào bên trong thì thanh quản sẽ đưa chúng ra ngoài bằng cách ho. Thanh quản đóng vai trò điều chỉnh giọng nói, thanh âm cùng với sức căng của dây thanh âm cà sự biến đổi của không khí.

Viêm thanh quản đó là bệnh lý thanh quản bị viêm nhiễm, tổn thương. Căn bệnh này thường có thời gian trong khoảng 2 – 3 tuần rồi sẽ tự hết. Viêm thanh quản có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh được chia thành các giai đoạn phát triển như sau:
- Giai đoạn viêm thanh quản cấp tính: Các dấu hiệu trong giai đoạn này chỉ tạm thời và sẽ dần hết sau một vài tuần. Nguyên do gây nên bệnh ở giai đoạn cấp tính là do nói quá nhiều, hét lớn làm tổn thương thanh quản.
- Giai đoạn viêm thanh quản mãn tính: Khi bị viêm nhiễm cấp tính nhưng không chữa bệnh thì bệnh sẽ diễn biến sang giai đoạn mãn tính. Triệu chứng bệnh sẽ kéo dài rất lâu có khi đến vài tháng.
Nếu áp dụng các biện pháp điều trị, chăm sóc thanh quản đúng cách thì bệnh sẽ thuyên giảm hoàn toàn. Còn nếu không điều trị sớm thì bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm thanh khí phế quản: Thanh khí và phế quản cũng bị viêm nhiễm theo. Hiện tượng này có thể gây ra tình trạng như viêm phổi, nhiễm cầu khuẩn.
- Ung thư thanh quản: Nếu không điều trị sớm bệnh có thể diễn biến trầm trọng và gây ra ung thư thanh quản.
Nguyên nhân viêm thanh quản
Các bác sĩ cho biết rằng, thanh quản bị viêm nhiễm có thể khởi phát bởi nhiều nguyên do riêng biệt như sau:
- Thời tiết thất thường: Thời tiết thay đổi đột ngột sẽ khiến cơ thể không kịp thích nghi. Từ đó khiến cơ thể bị nhiễm lạnh và viêm thanh quản. Đặc biệt, khi thời tiết chuyển mùa từ mùa hè sang đông thì bạn nên chú ý giữ cơ thể ấm, chú trọng ở vùng cổ họng để tránh viêm nhiễm.
- Nhiễm vi khuẩn, virus: Khi cổ họng bị virus, vi khuẩn tấn công thì các cơ quản hô hấp, thanh quản sẽ bị viêm nhiễm, tổn thương. Một số những tác nhân thường xâm nhập cổ họng và gây bệnh như virus cúm A, B, phế cầu…

- Tác động từ môi trường: Những người làm việc trong môi trường, khu vực có nhiều khí thải, khói bụi, hóa chất, mạt bụi… thì có nguy cơ mắc bệnh viêm thanh quản cao hơn. Bởi các tác nhân gây bệnh này sẽ đi vào niêm mạc họng và làm tăng khả năng tổn thương thanh quản.
- Hội chứng trào ngược dạ dày: Những người thường bị trào ngược dạ dày có nguy cơ bị viêm thanh quản. Lý do ở chỗ axit trong dạ dày trào ngược lên thanh quản sẽ kích thích và gây viêm nhiễm ở cơ quan này.
- Một số nguyên nhân khác: Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác gây viêm nhiễm thanh quản như thường xuyên hét lớn tiếng, nói nhiều, do tác dụng phụ của một số thuốc điều trị bệnh.
Từ các nguyên nhân trên, bạn có thể tìm hiểu và chủ động phòng ngừa cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.
Triệu chứng viêm thanh quản
Các dấu hiệu của bệnh viêm thanh quản diễn ra rất đặc trưng. Bạn có thể nhận biết được bệnh lý này một cách đơn giản thông qua những dấu hiệu như sau:
- Mất giọng, khó nói: Thanh quản bị viêm nhiễm thì thanh âm sẽ bị khép không kín và gây khó nói, lạc giọng. Tình trạng này sẽ làm cho lượng không khí thoát ra ngoài nhiều hơn bình thường. Hiện tượng này diễn ra lâu dài sẽ gây ra các triệu chứng như thay đổi giọng nói, giọng nói bị khàn đặc và thậm chí là mất tiếng.
- Thanh quản đau ngứa: Tình trạng viêm nhiễm sẽ kích thích dây thanh quản ngứa rát, đau đớn. Cổ họng của người bệnh luôn cảm thấy ngứa rát, khó chịu. Tình trạng này thường xảy ra rất nghiêm trọng vào buổi sáng kèm với các cơn ho dai dẳng, ho có đờm, ho khan…
- Sốt: Những người bệnh bị viêm nhiễm thanh quản đều có triệu chứng sốt nhẹ đến sốt cao tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Kèm theo đó là tình trạng mệt mỏi, ăn không ngon, chán ăn. Các cơn sốt cao có khi vượt qua 39 độ C. Nếu bạn không điều trị kịp thời thì sốt sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn, đặc biệt là ở các trẻ em nhỏ.
Ngoài ra, ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng nguy hiểm như khó thở, ho ra máu, khó nuốt, cơn đau rát thanh quản ngày càng nặng nề hơn, tình trạng sốt dai dẳng kéo dài không hết. Đây là các triệu chứng nặng mà bạn cần được đưa đến bệnh viện thăm khám và điều trị bệnh sớm nhất.
Cách chữa viêm thanh quản bằng thuốc nam
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc tân dược, nhiều người bệnh đã lựa chọn việc điều trị bằng các bài thuốc nam tại nhà. Các bài thuốc nam này có tác dụng hỗ trợ kiểm soát tình trạng viêm nhiễm ở thanh quản và hạn chế phòng ngừa bệnh tái phát:
Mật ong và chanh đào
Để giảm bớt tình trạng viêm nhiễm thanh quản, bạn có thể dùng 2 quả chanh đào. Bạn cắt chanh thành từng lát mỏng, ngâm cùng với 3 muỗng mật ong trong 2 giờ đồng hồ. Bạn lấy chanh cho vào miệng và nuốt.

Người bệnh nên kiên trì áp dụng bài thuốc điều trị này thì sẽ đạt kết quả cao. Bởi cả chanh và mật ong đều có chứa các hoạt chất có tác dụng ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở thanh quản hiệu quả.
Khế
Khế có một dược liệu có vị chát, giúp giải độc viêm thanh quản và chữa lành những tổn thương ở thanh quản. Bạn rửa sạch khoảng 2 quả khế, cắt khế thành từng lát. Bạn cho khế vào bát rồi cho thêm một ít đường lên bên trên, đậy nắp. Sau đó, bạn chắt lấy nước khế và cho vào miệng ngậm. Áp dụng cách này liên tục sẽ thấy bệnh giảm nhanh chóng.
Giá đỗ
Giá đỗ có công dụng chữa trị tình trạng viêm nhiễm thanh quản bởi nó có chứa các hoạt chất điều trị bệnh. Bạn sử dụng khoảng 200g giá, gừng, muối. Bạn rửa thật sạch giá, cho qua nước sôi. Cho giá, gừng, muối vào cối xay nhuyễn và chắt lấy nước uống. Lưu ý bạn phải kiên trì áp dụng bài thuốc này để đạt hiệu quả chữa bệnh cao.
Trên đây là những thông tin về căn bệnh viêm thanh quản. Khi có các triệu chứng viêm nhiễm thanh quản, bạn cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chữa bệnh sớm nhất.