Viêm phế quản là căn bệnh được nhận định là nguy hiểm ở đường hô hấp. Bệnh có thể gây ra các biến chứng ở phổi nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn căn bệnh này, bạn hãy tham khảo bài chia sẻ dưới đây.
Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là một trong những bệnh lý về hô hấp thường gặp nhất hiện nay. Căn bệnh này là tình trạng các khu vực xung quanh phế quản bị nhiễm trùng như ở niêm mạc phế quản, tiểu phế quản, ống phế quản. Từ đó không khí trong phế quản không thể di chuyển một cách suôn sẻ, dễ dàng.

Các chuyên gia về bệnh hô hấp cho biết rằng viêm phế quản là căn bệnh phát triển chậm hơn so với các bệnh ở đường hô hấp khác. Theo đó, bệnh sẽ phát triển theo hai giai đoạn đó là cấp tính và mãn tính:
- Giai đoạn cấp tính: Đây là giai đoạn mà bệnh lý có thời gian xảy ra rất ngắn, chỉ trong khoảng vài ngày cho đến 1 tuần. Khi đó, phế quản bị sưng và có chứa nhiều dịch nhầy, đờm.
- Giai đoạn mãn tính: Viêm phế quản mãn tính là tình trạng bệnh xảy ra trong thời gian dài, thường là vài tháng cho đến vài năm. Ống phế quản bị sưng viêm liên tục. Giai đoạn bệnh mãn tính được đánh giá là nguy hiểm hơn rất nhiều so với viêm phế quản mãn tính.
Ngoài ra, bệnh viêm phế quản còn được phân loại theo các dạng như sau:
- Viêm phế quản co thắt: Viêm phế quản co thắt là hiện tượng niêm mạc bên trong bị kích thích sưng viêm. Nhiều dịch nhầy tiết ra và ống khí quản bị viêm nhiễm nặng nề. Dạng viêm phế quản này sẽ có các dấu hiệu như tức ngực, thở khó, sổ mũi, ho có đờm…
- Viêm phế quản bội nhiễm: Người bệnh mắc bệnh viêm phế quản và còn mắc thêm một loại virus, vi khuẩn gây bệnh khác. Các dấu hiệu thường gặp của viêm phế quản bội nhiễm đó là tình trạng khó thở, biếng ăn, mệt mỏi, sổ mũi.
- Viêm phế quản phổi: Khi mắc phải tình trạng này, các virus gây viêm phế quản sẽ xâm nhập sang phổi. Các dấu hiệu phổ biến của bệnh như sốt, da xanh xao, tức ngực, ho đờm…
- Viêm phế quản dạng hen: Viêm phế quản dạng hen là tình trạng cơ phế quản bị co thắt, phù nề… Các dấu hiệu của tình trạng này như thở khò khè, lồng ngực bị rút…
Bệnh viêm phế quản có nguy hiểm không?
Viêm phế quản có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Các chuyên gia cho biết rằng viêm phế quản là một bệnh lý hô hấp khá nguy hiểm và cần được điều trị sớm nhất có thể. Nếu viêm phế quản không được điều trị sớm thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Một số biến chứng thường gặp của bệnh như:
- Viêm phổi: Các loại vi khuẩn, virus ở phế quản có thể di chuyển vào phổi và gây ra tình trạng viêm phổi. Túi khí trong phổi sẽ xuất hiện nhiều dịch mủ nguy hiểm.
- Áp xe phổi: Khi bị viêm, phổi có thể bị viêm nhiễm trầm trọng hơn và xuất hiện áp xe phổi. Phổi sẽ bị hoại tử từ từ và có nguy cơ gây tử vong nếu không điều trị bệnh sớm nhất.
- Màng phổi bị tràn mủ: Các áp xe phổi khi đã trở nặng thì có nguy cơ vỡ ra, gây tràn mủ vào phổi. Khi gặp phải tình trạng, người bệnh có nguy cơ bị tử vong rất cao nếu không đưa đi cấp cứu càng sớm càng tốt.
- Hen phế quản: Tình trạng viêm phế quản nếu không điều trị dứt điểm sớm thì có thể gây tổn thương phế quản. Tình trạng này kéo dài sẽ làm hẹp phế quản, gây ra các cơn hen suyễn.
- Ung thư phổi: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất trong cơ thể mà bạn cần lưu ý. Tình trạng này rất nguy hiểm và chưa có phương pháp cụ thể điều trị bệnh.
Có thể thấy, viêm phế quản là bệnh lý nguy hiểm và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn không nên chủ quan khi mắc phải bệnh lý này.
Dấu hiệu viêm phế quản
Thông thường, bệnh viêm phế quản thường có các triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh hen suyễn, lao phổi… Dưới đây là một số những triệu chứng viêm phế quản điển hình mà bạn cần lưu ý để phát hiện bệnh sớm nhất:

- Sốt: Khi cơ thể bị vi khuẩn, virus tấn công, nhiệt độ trong cơ thể sẽ tăng lên (sốt cao) để diệt các tác nhân đó. Ở giai đoạn cấp và mãn tính, tình trạng sốt diễn biến cao hoặc thấp tùy tình trạng bệnh.
- Ho khan, ho có đờm: Ống phế quản bị sưng viêm, phù nề và tiết ra rất nhiều dịch. Vì thế, tình trạng ho có đờm là triệu chứng bệnh khá phổ biến. Vào ban đêm, người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng ho khan khó chịu. Tình trạng ho sẽ kéo dài trong nhiều tuần hoặc vài tháng.
- Khó thở, đau tức vùng ngực: Phế quản bị viêm nhiễm sẽ khiến các ống dẫn khí trong phế quản hẹp lại dần. Do đó, không khí không được lưu thông dễ dàng, nên gây khó thở, thở khò khè. Kèm theo đó là tình trạng đau tức ngực và chuyển biến thành bệnh hen suyễn.
- Chán ăn, người xanh xao, suy nhược: Cơ thể suy nhược, mệt mỏi kéo dài sẽ khiến người bệnh cảm thấy chán ăn, mất ngủ. Về lâu dài, người bệnh sẽ bị sụt ký trầm trọng.
- Ho có máu: Trong một số trường hợp bị viêm phế quản nặng nề, người bệnh có thể bị ho ra máu. Lúc này, các phế nang trong phổi bị tổn thương và gây xuất huyết.
Bên cạnh đó, bệnh viêm phế quản còn gây ra một số các triệu chứng khác như nghẹt mũi, giọng nói bị khàn, sốt phát ban, chảy nhiều nước mũi, mắt bị đỏ, mạch bạch huyết bị sưng…
Khi gặp phải các triệu chứng trên, người bệnh không nên tự mua thuốc uống tại nhà. Bạn không được chủ quan với những căn bệnh hô hấp vì nó có thể biến chứng đến phổi gây nguy hiểm. Tốt nhất, người bệnh nên đến các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị bệnh viêm phế quản sớm nhất có thể.
Nguyên nhân viêm phế quản
Như các bạn đã biết, viêm phế quản là tình trạng các loại virus tấn công vào cơ thể. Các virus gây bệnh thường gặp nhất bao gồm virus cúm, sởi, khuẩn liên cầu, Ecoli, Candida albicans… Các virus này sẽ xâm nhập vào cơ thể khi có các điều kiện thuận lợi như:
- Hút thuốc lá: Hút thuốc là thường xuyên sẽ gây áp lực nặng nề lên phổi, phế quản. Khi đó, các cơ quan này phải làm việc liên tục để thanh lọc các chất thải ra khỏi cơ thể. Về lâu dài, chức năng của phổi, phế quản sẽ dần suy yếu và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm về đường hô hấp.
- Sức đề kháng bị suy giảm: Khi cơ thể có sức đề kháng yếu thì các tác nhân gây bệnh có nhiều điều kiện tấn công. Khi đó, virus gây viêm phế quản sẽ xâm nhập và gây ra bệnh.
- Tuổi tác: Trẻ nhỏ và những người cao tuổi có hệ miễn dịch yếu nên là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc viêm phế quản cao nhất.
- Làm việc trong môi trường độc hại: Khi làm việc trong môi trường có nhiều bụi bẩn, khí thải, ô nhiễm, hóa chất thì niêm mạc phế quản sẽ dễ bị tổn thương và viêm nhiễm. Về lâu dài sẽ khiến bạn mắc phải tình trạng viêm phế quản, viêm phổi…
- Dị ứng: Tình trạng viêm phế quản xảy ra còn do người bệnh có tiền sử bị dị ứng, hen suyễn. Niêm mạc phế quản sẽ bị kích thích gây ra tình trạng nhiễm trùng.
- Thời tiết thay đổi: Thời tiết thay đổi đột ngột cũng là nguyên do gây ra bệnh viêm phế quản ở nhiều người. Bởi môi trường này rất thuận lợi cho các loại vi khuẩn tấn công đường hô hấp tăng sinh.
- Bị bệnh trào ngược dạ dày: Trào ngược dạ dày là tình trạng thức ăn trào lên thực quản, phế quản. Lượng axit ở dạ dày sẽ tác động lên phế quản gây tổn thương và sưng viêm
Nhận biết được những nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản, bạn chủ động phòng tránh và có biện pháp chăm sóc sức khỏe tốt hạn. Hạn chế được nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản.
Trên đây là những thông tin bệnh viêm phế quản về triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh. Nắm được những vấn đề trên sẽ giúp bạn nhận biết bệnh sớm nhất và có phương pháp điều trị bệnh phù hợp.