Viêm khớp xương chậu là bệnh lý thường hay gặp nhất là ở lứa tuổi trưởng thành, đặc biệt là nữ giới gặp nhiều hơn nam giới. Còn đối với người cao tuổi, bệnh gây ra nhiều sự phiền toái hơn, bởi vì các khớp lúc này đã bị lão hóa. Hãy theo dõi thêm bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về bệnh nhé.
Khái quát vê bệnh viêm khớp xương chậu
Xương cùng chậu có vị trí nằm ở giữa 2 mông, phía sau 2 cánh xương chậu, tiếp giáp giữa xương cùng cụt dưới cột sống thắt lưng. Viêm khớp xương cùng chậu là tình trạng 2 khớp cùng chậu bị sưng viêm, khiến cho người bệnh chịu cảm giác đau đớn dữ dội, nhất là trong khi ngồi. Bệnh rất dễ nhầm lẫn với chứng đau thắt lưng và đau thần kinh tọa.

Viêm khớp xương chậu ở nữ giới
Nguyên nhân
- Do mắc các bệnh lý về đường tiết niệu: viêm trực tràng, viêm đại tràng, viêm đường tiết niệu.
- Trong quá trình mang thai: thai nhi bị chèn ép làm cho ứ đọng đường tiết niệu, máu lưu thông kém làm cho viêm nhiễm vùng xương chậu.
- Vệ sinh vùng kín không đảm bảo gây viêm nhiễm.
Biểu hiện
- Đau dai dẳng ở vùng cột sống thắt lưng cùng kèm theo đó là có dấu hiệu teo mông.
- Đau nặng hơn mỗi khi bạn cử động mạnh, thậm chí là không thể xoay hoặc là nghiêng người.
- Đau khớp xương chậu kèm theo biểu hiện tê cứng hai chân
- Đau bụng dưới âm ỉ, đại tiện thấy đau và có mùi lạ, chảy máu.
- Quan hệ thấy đau, rét run người, sốt, buồn nôn…
- Cơn đau lan lần xuống đùi và teo cơ vùng mông đùi.
- Lo lắng, bất an, khó ngủ
Viêm khớp xương chậu ở nam giới
Nếu như viêm khớp xương cùng chậu ở nữ giới xuất hiện phần lớn ở phụ nữ đang mang thai và sau sinh với nguyên nhân chính liên quan đến đường tiết niệu thì ở nam giới lại có nhiều điểm khác nhau. Ngày nay tỷ lệ bệnh nhân viêm khớp xương chậu ở nam giới tăng nhanh, ẩn chứa nhiều căn bệnh nguy hiểm
Nguyên nhân
- Viêm ruột thừa
- Viêm đại tràng
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Viêm khớp cùng chậu
- Loãng xương
- Bệnh lây qua đường tình dục
- Bệnh lý cột sống: viêm khớp phản ứng, viêm khớp vảy nến, cột sống dính khớp…
Biểu hiện
- Đau cột sống thắt lưng vùng chậu hông giữa 2 mông.
- Đau âm ỉ hoặc đau dữ dội mỗi khi người bệnh cúi ngửa, xoay, ngồi lâu,…
- Tê cứng khớp xương chậu và đau lan xuống cả hai chân, đùi, cẳng chân giống như là khi bị đau thần kinh tọa.
- Teo cơ đùi, cơ mông nếu để lâu
Hướng điều trị viêm khớp xương chậu
Bệnh viêm khớp xương chậu càng điều trị sớm bao nhiêu thì khả năng chữa trị đem lại kết quả cao bấy nhiêu .Chữa viêm khớp xương chậu có thế thực hiện bằng 2 phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc

Phương pháp không dùng thuốc: Vật lý trị liệu
Khi bị đau nhiều, người bệnh nên dành thời gian nhiều hơn cho việc nghỉ ngơi. Trong giai đoạn đầu, người bệnh nên thực hiện đều đặn các các bài tập thể dục, thể thao để duy trì các chức năng vận động của cột sống, tránh co cơ.Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý tập luyện nhẹ nhàng, không nên vận động mạnh vì rất có thể sẽ gây tổn thương đến xương khớp.
Chữa viêm khớp xương chậu bằng biện pháp vật lý trị liệu gồm có chiếu tia hồng ngoại hoặc sử dụng sóng ngắn tại vùng khớp cùng chậu ngày 2 lần, mỗi lần 15 phút. Bên cạnh đó, người bệnh viêm khớp cùng chậu có thể massage, chườm ấm hoặc lạnh ở vị trí đau. Nên lưu ý, người bệnh cần phải được uống đủ nước, có chế độ dinh dưỡng hợp lý và nghỉ ngơi khoa học…
Chữa viêm khớp xương chậu bằng thuốc
Các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân viêm khớp xương chậu dùng các kháng sinh có hoạt phổ rộng, các loại thuốc kháng viêm, giảm đau. Khi sử dụng thuốc phải tuyệt đối tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý sử dụng vì rất có thể gây ra những phản ứng phụ không mong muốn và khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
Các bác sĩ khuyến cáo, để việc chữa trị viêm khớp cùng chậu đạt hiệu quả cao thì ngoài việc uống thuốc ra, bệnh nhân cũng cần phải có chế tập luyện để giúp cho vùng khung chậu có độ đàn hồi tốt hỗ trợ tích cực cho quá trình phục hồi bệnh