Viêm họng là bệnh lý về tai mũi họng phổ biến, có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Để bảo vệ sức khoẻ của mình và những người thân yêu, hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về viêm họng qua bài viết sau đây.
Viêm họng cấp là gì?
Khi nhắc tới viêm họng, chủ yếu ta nói tới viêm ở vùng họng miệng. Đây là tình trạng các tổ chức bên dưới niêm mạc và niêm mạc ở họng bị viêm do một nguyên nhân nào đó. Căn bệnh này thường khởi phát cùng với chứng viêm amidan, viêm VA. Yếu tố làm khởi phát bệnh có thể là vi khuẩn (liên cầu, phế cầu hay các vi khuẩn có sẵn ở vùng họng) hoặc virut sởi, cúm,…

Cụ thể, viêm họng cấp là tình trạng niêm mạc họng bị viêm cấp tính kèm theo viêm amidan khẩu cái, cũng có thể là viêm amidan đáy lưỡi nhưng trường hợp này ít xảy ra hơn. Vì vậy, ngày nay chứng bệnh này thường được gọi với cái tên viêm họng – amidan cấp.
Bệnh lý trên có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết. Bệnh có thể diễn ra riêng biệt hoặc kết hợp với tình trạng viêm VA, viêm xoang, viêm mũi, viêm amidan,…Trong số trường hợp, đây là bệnh lý kèm theo của các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp khác như sởi, cúm,…
Hiện tượng viêm cấp tính khi giao mùa thường kéo dài từ 3 đến 4 tuần. Ở người có hệ miễn dịch khỏe mạnh, bệnh sẽ thuyên giảm dần và những triệu chứng đi kèm cũng tự biến mất rất nhanh.
Đối với người có đề kháng kém (người già, trẻ nhỏ) bệnh sẽ tiến triển nặng, phức tạp hơn, rất dễ gây ra biến chứng viêm phế quản, viêm mũi, viêm tai và dẫn đến viêm họng mạn tính. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể gây viêm cầu thận, thấp tim tiến triển nếu yếu tố làm khởi phát bệnh là liên cầu khuẩn nhóm A (chủ yếu là S. pyogenes).
Viêm họng mạn tính là gì?
Viêm họng mạn tính là hiện tượng viêm nhiễm kéo dài tại niêm mạc họng. Chứng bệnh này thường xảy ra khi người bệnh gặp phải tình trạng viêm cấp tính nhưng không được chữa trị kịp thời, dứt điểm khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Khi đã chuyển thành mạn tính, bệnh thường phát triển chậm với các triệu chứng nhẹ hơn so với thể cấp tính. Tuy nhiên, thể mạn tính thường diễn ra trong thời gian dài, dai dẳng, khó chữa trị và dễ tái phát.
Muốn điều trị hoàn toàn thể bệnh này, cần kết hợp chữa trị triệu chứng và giải quyết nguyên nhân. Ngoài ra, phải áp dụng kết hợp biện pháp phòng ngừa tái phát và chăm sóc phù hợp.

Bệnh lý trên được phân thành 4 thể dựa vào các tổn thương trên thực tế bao gồm:
- Viêm họng mạn tính xung huyết: Thể bệnh này điển hình bởi hiện tượng sưng, đỏ, nóng niêm mạc họng và nhiều mao mạch bắt đầu xuất hiện. Đây cũng chính là giai đoạn khởi đầu của chứng bệnh mạn tính trên.
- Viêm họng mạn tính xuất tiết: Khi mắc thể này, dịch nhầy ở họng được tiết ra nhiều hơn, trong suốt không màu và dính vào thành họng sau. Triệu chứng điển hình của thể này cũng là sưng viêm và nóng đỏ tương tự thể xung huyết.
- Viêm họng hạt: Thể này thường diễn ra với dấu hiệu điển hình là các hạt nhỏ màu hồng nhạt xuất hiện tại thành họng nhưng không gây rát hay đau.
- Viêm họng teo: Thường gặp ở nhóm người cao tuổi và người bị trĩ mũi. Khi mắc thể này, niêm mạc người bệnh khô và teo đi do tình trạng suy giảm khả năng bài tiết của tuyến nhầy.
Phân biệt viêm họng cấp và viêm họng mạn tính
Dù là viêm họng cấp hay viêm họng mạn tính thì đều gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn. Đặc biệt khi không được điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng phức tạp. Để biết được hướng xử trí đúng đắn và hiệu quả, bạn cần phân biệt được viêm họng cấp tính và mạn tính. Các thông tin dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt hai chứng bệnh này:
Viêm họng cấp tính | Viêm họng mạn tính | |
Triệu chứng | Một số triệu chứng điển hình bao gồm:
| Triệu chứng thường nhẹ hơn viêm họng cấp:
|
Nguyên nhân |
|
|
Thời gian kéo dài |
| 3 đến 4 tuần hoặc lâu hơn và lặp lại nhiều lần |
Mong rằng những thông tin trên đây sẽ có ích cho bạn trong việc phòng ngừa, phát hiện, phân biệt được viêm họng cấp và viêm họng mạn tính để có hướng xử trí thích hợp nhất. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.