Loãng xương hay các bệnh về xương khớp nói chung luôn là những căn bệnh nguy hiểm trong bất cứ thời đại nào trên toàn thế giới. Bệnh loãng xương ở đất nước chúng ta hiện nay đang thực sự rơi vào tình trạng đáng báo động. Theo một số liệu thống kê mới nhất từ tổ chức IOF (tổ chức phòng chống loãng xương quốc tế) thì bệnh loãng xương chỉ đứng sau bệnh tim mạch về tỷ lệ gây nên những căn bệnh ở con người. Vậy tỷ lệ loãng xương ở Việt Nam chính xác là bao nhiêu? Bạn hãy đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!

Những con số thống kê ấn tượng về tình trạng loãng xương ở Việt Nam
Tình trạng loãng xương ở nước ta đang có xu hướng tăng nhanh, mặc dù đời sống ngày càng được nâng cao, con người được cung cấp đầy đủ dưỡng chất hơn. Cũng theo kết quả thống kê từ tổ chức IOF, căn bệnh loãng xương được phân chia theo giới tính khá rõ rệt. Bằng chứng là có tới 33% nữ giới mắc bệnh loãng xương trên toàn thế giới, trong khi con số này ở đàn ông là 20%.
»────» XEM NGAY: Điều trị loãng xương bằng đông y
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây viện Dinh Dưỡng đã có một đội ngũ nhân sự đã thống kê lại được có 37% nữ giới mắc bệnh loãng xương, con số ở đàn ông là 18%.Theo ước tính sơ bộ số trường hợp bị loãng xương tại Việt Nam hiện tại là khoảng 3,5 triệu người và có khoảng 200 nghìn trường hợp bị ảnh hưởng gãy xương do loãng xương.

Ở Châu Á có tỷ lệ loãng xương cao nhất thế giới, lý do chủ yếu là do khẩu phần ăn không cung cấp đầy đủ lượng canxi cần thiết cho xương. Theo viện Dinh Dưỡng, ở một người trưởng thành cần tới 900 – 1000mg canxi mỗi ngày, trong khi đó mức canxi cung cấp trung bình ở Việt Nam chỉ có 612mg/người/ngày thấp hơn rất nhiều so với mức cần thiết trung bình.
Cách phòng tránh loãng xương
Theo những con số thống kê biết nói ở phần trên thì tình trạng loãng xương đang trở nên phổ biến và mất kiểm soát. Hơn nữa chi phí cho việc điều trị lại không hề rẻ chút nào, đây được coi là căn bệnh mãn tính tốn nhiều chi phí điều trị nhất trong các bệnh ở những người trung niên và người cao tuổi.

Những cách đơn giản để phòng tránh bệnh loãng xương và cải thiện sức khỏe xương khớp, kìm hãm quá trình thoái hóa:
- Đi thăm khám thường xuyên để theo dõi được tình trạng xương khớp của mình và từ đó đưa ra được phương án xử lý kịp thời.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng những chất kích thích, có chất cồn hoặc cafein
- Cấm hút thuốc, khói thuốc không chỉ gây ra rất nhiều bệnh về hô hấp, hôi miệng mà hút thuốc còn có ảnh hưởng tiêu cực lớn đến xương khớp, cụ thể là tình trạng loãng xương.
- Có chế độ luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên và đều đặn hàng ngày. Đặc biệt quan tâm đến những bài tập hoạt động về xương khớp để duy trì sự dẻo dai của xương và tránh các bệnh về xương khớp. Cải thiện sức khỏe cũng như tâm lý thoải mái cũng sẽ khiến cho một phần bệnh tật tiêu tan.
- Xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là canxi không thể thiếu được đối với sức khỏe xương khớp.
»────» XEM NGAY: Đo loãng xương như thế nào?
Lưu ý: khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng như nặng ngực khó thở, khó tiêu, đầy bụng, cảm thấy đau khi vận động thay đổi tư thế hoặc đứng hoặc ngồi lâu. Ở người bình thường khi xuất hiện các biểu hiện: thường xuyên bị chuột rút hay đau mỏi cơ bắp, đau dọc theo phần xương dài, luôn có cảm giác đau tại phần cột sống thì cần phải đi khám ngay.