Trẻ bị chàm sữa có tiêm phòng được không là câu hỏi mà các bố các mẹ thường băn khoăn. Bởi khi tiêm phòng, lượng thuốc đi vào cơ thể bé sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng bệnh ở thời điểm hiện tại. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời chi tiết cho vướng mắc trên, cùng tìm hiểu ngay thôi nào!
Trẻ bị chàm sữa có tiêm phòng được không?
Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh là công việc nên làm để giúp bé chống lại những căn bệnh nguy hiểm trong những năm tháng đầu đời. Đặc biệt trong đó phải kể tới các bệnh có tính truyền nhiễm do vi khuẩn, virus gây ra.
Tuy nhiên, sau quá trình tiêm phòng sẽ không thể tránh khỏi những phản ứng bất thường. Do đó một số trường hợp cần cân nhắc cẩn thận để tránh những tác dụng đáng tiếc xảy ra.

Với những trẻ bị chàm sữa, các bậc phụ huynh nên thận trọng khi đưa bé đi tiêm phòng. Bạn cần suy nghĩ kỹ về vấn đề có nên cho bé đi tiêm phòng hay không. Bởi vì nếu không may, thuốc sử dụng cho bé có thể tác động tới tình trạng này khiến sức khỏe bé bị ảnh hưởng lớn.
Để tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh, bố mẹ hãy đọc trong bài viết: “Nguyên nhân trẻ bị chàm sữa và cách chữa trị, phòng ngừa bệnh”.
Nếu bé nhà bạn bị chàm sữa ở mức độ nhẹ, trẻ mới bị và đang dùng thuốc bôi ngoài da thì bé vẫn có thể đi tiêm phòng như lịch định kỳ. Sau khi tiêm, những vết lác sữa nhẹ sẽ không bị ảnh hưởng nên sức khỏe của bé vẫn bình thường.
Những trường hợp không nên tiêm phòng cho bé khi bị trẻ bị chàm sữa
Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh nếu không có hướng giải quyết kịp thời sẽ khiến bệnh ngày càng trầm trọng. Sau đây là những trường hợp không nên cho bé đi tiêm phòng khi bé đang mắc bệnh lý này:
Bé bị chàm sữa nhẹ và đi tiêm phòng bệnh đậu mùa
Trường hợp bé tiêm phòng ngừa đậu mùa thì bạn tuyệt đối không được cho bé đi tiêm. Những đốm mụn của bệnh lý về da này có tính chất lây lan rất nhanh. Khi bạn cho bé tiêm phòng, thuốc tiêm sẽ kích thích chúng phát triển nhiều hơn. Thậm chí một số trẻ còn có thể bị sốt, sưng viêm tại những nốt mụn bọc nước.
Bé bị chàm sữa kèm theo tình trạng bội nhiễm
Khi ba mẹ phát hiện trẻ bị lác sữa kèm theo hiện tượng bội nhiễm thì bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi đưa bé đi tiêm phòng. Ngoài ra, trường hợp bé đang chữa bệnh với các loại về da có chứa corticoid thì bạn cũng không nên đưa bé đi tiêm phòng.
Lúc này, bạn hãy đợi sau 3 – 5 ngày bé dừng thuốc thì mới có thể cho bé đi tiêm được. Bởi vì thuốc sử dụng khi tiêm phòng có thể sẽ gây phản ứng phụ với corticoid. Do đó tốt nhất nên để tránh để chúng kích thích lẫn nhau.
Trẻ bị chàm sữa kèm theo sốt hoặc nhiễm trùng cấp tính khác
Nếu bé đồng thời vừa bị chàm sữa, vừa mắc các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra như thương hàn, bệnh sởi, viêm phổi,… thì bạn không nên cho bé đi tiêm phòng. Hoặc những bé đang trong thời gian hồi sức khi mắc các bệnh truyền nhiễm cũng không nên tiêm phòng.
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị chàm sữa sau tiêm phòng
Để giúp bé mau chóng khỏi bệnh, ngăn ngừa chàm sữa tái phát, đặc biệt là sau khi tiêm phòng thì các bậc phụ huynh có thể tham khảo những cách giải quyết sau:
Tránh mặc đồ vẫn còn ẩm cho bé, hạn chế nhất tình trạng đổ mồ hôi ở trẻ
Quần áo ẩm là một trong những điều kiện để vi khuẩn gây hại cho da phát triển. Do đó, khi bé bị chàm sữa, bạn cần dùng khăn mềm lau khô da ngay sau lúc bé đi tiểu hoặc sau khi tắm. Tiếp đó, quần áo cần khô thoáng, bạn nên chọn chất vải mềm mại.
Các loại tã dùng cho bé cần chất lượng cao để da trẻ không bị kích ứng. Ngoài ra, bố mẹ nên thay tã và quần áo cho bé ngay lập tức khi phát hiện ra bé đi tiểu hoặc đi nặng. Nếu để lâu, nước tiểu và phân của bé sẽ gây kích ứng vùng da lân cận.
Đảm bảo môi trường sống thoáng đãng, tránh nấm mốc
Bố mẹ cần giữ môi trường sống khô thoáng, tránh nấm mốc để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Bạn không nên cho bé tiếp xúc gần với thú cưng để tránh lông thú khiến da bị dị ứng thêm.
Sử dụng sữa tắm và kem thoa dịu nhẹ cho da bé
Khi bé bị chàm sữa, độ ẩm trên da sẽ mất đi một phần đáng kể. Cùng với đó, lượng vi khuẩn tấn công da cũng ở mức tương đối. Vì thế, bạn nên sử dụng thêm các loại sữa tắm có tính dịu nhẹ để giúp làm sạch da bé hơn. Kết hợp thêm các loại kem thoa sẽ khóa ẩm cho da của trẻ.
Không tự ý cho bé uống thuốc kháng sinh
Việc dùng thuốc trong bất kỳ trường hợp nào đối với trẻ nhỏ cũng cầntham khảo ý kiến của bác sĩ trước. Đặc biệt với trẻ bị chàm sữa thì các bậc phụ huynh không được phép tự ý mua thuốc cho bé uống. Bởi vì nếu không cẩn thận các loại thuốc này không những không chữa được bệnh mà còn nguy hiểm tới tính mạng của bé.
Mẹ không nên dùng thực phẩm có tính chất kích thích
Với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là yếu tố ảnh hưởng tới cơ thể của bé. Do đó nếu bé nhà bạn đang trong giai đoạn bú thì các mẹ nên cân nhắc tới nhóm thức ăn nạp vào cơ thể. Tốt nhất bạn nên tránh xa các thực phẩm có tính kích thích vì chúng sẽ khiến sữa của bạn bị nóng, bé sẽ thấy rất khó chịu.
Bạn cần bổ sung thêm nước, hoa quả tươi và rau xanh. Những vitamin và khoáng chất trong nhóm đồ ăn này sẽ giúp bé cảm thấy ngon miệng hơn.
Tổng kết lại có thể thấy rằng trẻ bị chàm sữa có tiêm phòng được không còn tùy theo mỗi trường hợp. Nếu bé bị bệnh ở mức độ nhẹ thì bạn vẫn có thể đưa bé đi tiêm. Các trường hợp bất thường khác thì các bậc phụ huynh nên cân nhắc để tránh các kích ứng không mong muốn sau tiêm phòng.
Theo: EHIB