Hiện tượng trẻ bị chàm sữa thường hay gặp ở trẻ sơ sinh khiến da của bé bị tổn thương. Đây là căn bệnh có tính chất bộc phát nhiều lần, thậm chí nếu bé không được chữa trị kịp thời sẽ gây biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì, khi bé bị chàm sữa thì phải làm sao? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây!
Nguyên nhân trẻ bị chàm sữa
Chàm sữa hay còn gọi là viêm da cơ địa, bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh nằm trong độ tuổi từ 3 tháng tới 2 năm đầu sau khi sinh. Theo thống kê, có tới hơn 22% trẻ nhỏ sẽ mắc phải chứng bệnh này khi mới chào đời. Tình trạng phổ biến mà các bé thường gặp nhất là bị chàm ở vùng má, sau đó lan xuống chân tay và khắp cơ thể.
Khi trẻ bị bệnh chàm sữa, các bố các mẹ sẽ thấy da bé xuất hiện những triệu chứng nổi bật như: có nhiều nốt sưng đỏ thành vùng, các nốt mụn chảy nước. Sau khi bạn thấy mụn nước này vỡ ra thì trên da trẻ sẽ hình thành những mảng vảy cứng.
Hiện nay, nguyên nhân chính xác khiến trẻ sơ sinh bị chàm sữa vẫn chưa có kết luận. Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành đã thống kê được một vài tác động có ảnh hưởng lớn tới căn bệnh này như:
- Do cơ địa bé bẩm sinh đã bị dị ứng: Nếu bố mẹ đã từng mắc các bệnh liên quan như nổi mề đay, hen, dị ứng da thì tỷ lệ con sinh ra bị chàm sữa là khá cao.
- Ảnh hưởng từ nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ: Những thức ăn mẹ nạp vào cơ thể quá nhiều như thực phẩm giàu protein, hải sản mà cơ thể trẻ không hấp thụ được sẽ dẫn tới tình trạng dị ứng da.
- Do môi trường sống: Thời tiết nắng nóng hay môi trường sống nhiều lông thú cưng (chó, mèo) sẽ khiến da bé dễ bị kích ứng. Từ đây bé sẽ tăng thêm nguy cơ mắc bệnh.
- Cách vệ sinh thường ngày cho bé không đúng: Việc bố mẹ chủ quan, không để tới những lúc bé đi tiểu, đi nặng mà không vệ sinh ngay sẽ khiến da bé khó chịu. Hoặc việc tắm rửa và mặc quần áo không khô thoáng cho trẻ cũng là một nguyên nhân khách quan gây bệnh.
Trẻ bị chàm sữa phải làm sao?
Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là bệnh ngoài da. Theo các bác sĩ chuyên khoa nhận định, tình trạng này rất khó chữa trị dứt điểm. Do đó, hướng điều trị bệnh là giảm đi tỷ lệ tái phát lại của nó.
Khi các bậc phụ huynh nghi ngờ trẻ bị chàm sữa thì cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để chẩn đoán kịp thời. Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo chữa bệnh tại nhà ít gây phản ứng phụ như sau:
Tắm cho trẻ bằng lá trầu không
Lá trầu không có tác dụng làm sạch đi những mảng dịch nước bên trong các nốt mẩn ngứa, dị ứng. Khi trẻ bị chàm sữa, bạn hãy đun sôi khoảng 5 lá trầu không và tắm cho bé với nước ấm. Tuy nhiên trước khi sử dụng, các bố các mẹ nên thử nghiệm với một vùng da của bé trước để đảm bảo cơ địa bé phù hợp với bài thuốc này.
Sử dụng hoa nhài chữa bệnh
Với mùi hương nhẹ nhàng, hoa nhài được ví như phương thuốc tự nhiên giúp chữa trị hiệu quả tình trạng trẻ bị chàm sữa. Bạn hãy ngắt những bông hoa nhài tươi, sau đó làm lạnh và chà nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương trên cơ thể bé. Lúc này, các dưỡng chất có trong tinh dầu của hoa nhài sẽ làm sạch các vết mụn nước trên da bé. Đặc biệt, sử dụng hoa nhài cũng giúp da của bé được bổ sung độ ẩm lớn.
Dùng sữa mẹ để chữa chàm ở trẻ sơ sinh
Nhiều người tin tưởng lựa chọn sữa mẹ để làm sạch các vết chàm sữa trên cơ thể của bé. Sữa mẹ được đánh giá có độ an toàn cao và đặc tính chữa bệnh một cách tự nhiên. Các mẹ chỉ cần dùng bông tẩm một chút sữa mẹ và chà lên các nốt mụn nước là xong.
Vệ sinh da bé bằng khăn ướt
Bạn hãy chuẩn bị một chiếc khăn ướt sạch để vệ sinh phần da mà trẻ bị chàm sữa. Cách này được áp dụng vào thời điểm sau khi bé đã được bú.
Không tự ý dùng kháng sinh
Khi bé nhà bạn không may gặp phải hiện tượng này, bạn không được phép dùng kháng sinh cho bé vì rất dễ gây tình trạng sốc phản vệ ở trẻ sơ sinh. Đặc biệt, các bậc phụ huynh cần tránh xa thuốc chữa corticosteroid vì sẽ khiến da bé bị mất màu, teo lại.
Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống của bé
Như đã đề cập bên trên, môi trường sống không đủ sạch sẽ, nhiều lông động vật là một nguyên nhân dẫn tới bệnh lý này ở trẻ sơ sinh. Do đó, bạn cần đảm bảo ngôi nhà của mình luôn được sạch sẽ, nhiệt độ phòng phù hợp, độ ẩm vừa phải.
Những năm tháng đầu đời, để phòng tránh nhiều bệnh lý nghiêm trọng, trẻ sơ sinh thường sẽ phải hoàn thành rất nhiều mũi tiêm phòng. Nhưng nếu bé đang bị lác sữa thì có ảnh hưởng gì đến vacxin tiêm phòng không? Phụ huynh có thể tham khảo bài viết trẻ bị chàm sữa có tiêm phòng được không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Trẻ bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì?
Sữa mẹ là nguồn bổ sung dinh dưỡng chính mà bé nạp vào cơ thể mỗi ngày. Do đó chế độ ăn uống của mẹ sẽ ảnh hưởng lớn tới những vấn đề mà bé mắc phải.

Khi trẻ bị chàm sữa, mẹ cần kiêng ăn những nhóm thực phẩm như:
- Đồ ăn có mùi tanh: cá, tôm, cua, tảo biển. Đây là những thức ăn rất dễ khiến da bé bị dị ứng nếu hệ miễn dịch bị kích thích. Do đó, trong thời kỳ cho bé bú mà trẻ mắc tình trạng này thì mẹ nên cân nhắc nhóm thực phẩm trên.
- Thức ăn có chứa chất béo: đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thịt mỡ,…Những chất béo có hại trong những đồ ăn trên sẽ khiến cơ địa bé bị dị ứng. Vì thế mẹ nên hạn chế sử dụng những món ăn trên để bảo vệ sức khỏe của bé.
- Đồ ăn cay, chua: hạt tiêu, ớt, chanh,..Đây là những loại gia vị sẽ khiến da bé dễ bị mẩn ngứa. Nếu mẹ sử dụng nhóm thực phẩm này sẽ khiến sữa bị nóng. Từ đây khi bé bú sẽ khiến da trẻ bị kích ứng gây bệnh chàm sữa.
Trên đây là những thông tin liên quan tới tình trạng trẻ bị chàm sữa. Có thể thấy rằng đây là bệnh lý về da phức tạp nếu không có hướng điều trị đúng đắn. Vì thế, bạn hãy lưu lại ngay những thông tin bổ ích bên trên để sử dụng khi cần thiết nhé!
Theo: EHIB