Sử dụng thuốc trị viêm phế quản Tây y là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, đạt công dụng cao. Vậy viêm phế quản uống thuốc gì? Đơn thuốc trị bệnh như thế nào? Bạn hãy đọc bài viết dưới đây để giải đáp các vấn đề trên.
Viêm phế quản uống thuốc gì?
Viêm phế quản là tình trạng do các vi khuẩn, virus tấn công và gây viêm nhiễm. Hiện nay, sử dụng các loại thuốc kháng viêm nhiễm, kháng sinh là phương pháp điều trị phổ biến nhất. Trước hết, bác sĩ sẽ tiến hành khám bệnh, xét nghiệm, chẩn đoán và kê toa thuốc uống phù hợp với mỗi người.

Dưới đây là một số loại thuốc trị viêm phế quản được sử dụng phổ biến nhất:
- Thuốc kháng viêm: Các loại thuốc kháng viêm có công dụng hỗ trợ làm giảm tình trạng viêm nhiễm ở phế quản. Từ đó ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn. Thuốc kháng viêm corticoid là loại thuốc thường được sử dụng nhất.
- Thuốc kháng sinh: Nhằm ức chế sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn gây bệnh, bác sĩ sẽ kê toa cho người bệnh uống thuốc kháng sinh. Một số loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng như Amoxicillin, Azithromycin, Levofloxacin…
- Thuốc chống tắc nghẽn phế quản: Nhóm thuốc này có công dụng làm giảm sự tắc nghẽn ở phế quản và đường dẫn khí. Một số loại thuốc chống tắc nghẽn phế quản như theophylin, chủ vận beta 2. Nhóm thuốc này cần được sử dụng lần sau nhiều hơn lần trước mới đạt hiệu quả cao.
- Thuốc hạ sốt: Khi mắc phải bệnh viêm phế quản, người bệnh sẽ có dấu hiệu sốt. Để giảm bớt tình trạng sốt, bác sĩ sẽ kê toa uống các loại thuốc giúp hạ sốt nhanh. Hai loại thuốc hạ sốt nhanh được sử dụng thường xuyên nhất đó là Paracetamol và Ibuprofen.
Đối với các loại thuốc trên, bệnh nhân không được tự ý mua về uống mà cần có sức chỉ định của các bác sĩ. Bởi bác sĩ sẽ thăm khám và kê toa các loại thuốc theo đúng tiến triển bệnh của bạn.
Đơn thuốc trị viêm phế quản tân dược
Phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, tình trạng bệnh, diễn biến của bệnh, các bác sĩ sẽ có một phác đồ điều trị riêng cho từng bệnh nhân. Thời gian điều trị bệnh viêm phế quản có thể kéo dài từ 3 đến 10 ngày hoặc vài tuần.
Dưới đây là một số đơn thuốc trị viêm phế quản tân dược mà người bệnh có thể tham khảo:
Điều trị nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản
Đối với đơn thuốc điều trị nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng sinh virus. Người bệnh được dùng kháng sinh khi có các triệu chứng như ho liên tục trong 1 tuần, đờm có mủ, mắc các bệnh nền như ung thư, suy tim. Các loại thuốc được sử dụng như:

- Ampicillin, Amoxicillin bệnh nhân uống với liều lượng 3 gam trong 24 giờ.
- Hoặc người bệnh sử dụng thuốc Amoxicillin – acid clavulanic; Ampicillin – sulbactam với liều lượng 3g trong 24 giờ.
- Hoặc uống thuốc Cephalexin khoảng 2 đến 3g trong 24 giờ.
- Hoặc sử dụng thuốc Cefuroxim khoảng 1,5g trong vòng 24 giờ.
- Hoặc nhóm thuốc Macrolid: thuốc Erythromycin với liều lượng 1,5 g x 7 ngày (Không được sử dụng các loại thuốc kháng sinh uống chung với các loại thuốc nhóm IMAO, thuốc làm giãn phế quản nhóm xanthin).
Điều trị triệu chứng
Phụ thuộc vào các triệu chứng mà bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc thích hợp nhất:
Khi bị ho khan, bác sĩ sẽ chỉ định đơn thuốc bao gồm:
- Thuốc Terpin Codein với liều dùng 15 đến 30 mg trong 24 giờ.
- Hoặc thuốc Dextromethorphan với liều dùng từ 10 đến 20mg trong 24 giờ.
- Hoặc nhóm thuốc corticoid dạng uống với liều dùng từ 5 – 7 ngày tùy mức độ bệnh.
Khi bị ho có đờm, bạn sẽ được chỉ định uống thuốc Acetylcystein 200mg với liều dùng 3 gói trong 24 giờ.
- Khi có triệu chứng phế quản bị co thắt, bạn được chỉ định sử dụng thuốc:
- Nhóm thuốc phun xịt Salbutamol, thuốc giãn phế quản cường beta 2.
- Sử dụng khí dung Salbutamol 5mg với liều dùng từ 2 – 4 nang trong 24 giờ.
Thuốc dự phòng viêm phế quản cấp tính
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc nhằm để kiểm soát, hạn chế tiến triển của bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc dự phòng viêm phế quản cấp tính như sau:
- Thuốc corticoid dạng hít: Corticoid có khả năng ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở phế quản gây ra bởi nhiều tác nhân khác nhau. Một số loại thuốc corticoid dạng hít được sử dụng như Budesonide, Fluticasone… Đối với người lớn, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng corticoid dạng hít khi người bệnh đã có một đợt bệnh diễn biến cấp tính nặng. Tuy nhiên, thuốc corticoid hít có thể gây ra một số tác dụng phụ như ức chế sự phát triển ở trẻ, ảnh hưởng đến thận.

- Thuốc ức chế thụ thể Leukotriene: Leukotriene là một chất trung gian có tác động đến các phản ứng viêm nhiễm ở niêm mạc ống dẫn khí. Các nhóm thuốc ức chế thụ thể này có tác dụng hạn chế hoạt tính của thụ thể Leukotriene. Đây là nhóm thuốc dự phòng viêm phế quản cấp tính được sử dụng phổ biến.
- Nhóm thuốc kháng sinh Macrolid: Nhóm thuốc kháng sinh Macrolid có tác dụng ức chế sự hoạt động của các loại virus, vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng điều hòa hoạt động của các tế bào ở niêm mạc phế quản. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được vai trò chủ chốt của nhóm thuốc kháng sinh Macrolid trong việc dự phòng hen phế quản ở người bệnh.
- Nhóm thuốc Cromone: Nhóm thuốc này có tác dụng ngăn chặn sự giải phóng của các hoạt chất trung gian và làm giảm nguy cơ xảy ra các phản ứng sưng viêm ở niêm mạc tế bào. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ được rằng đặc tính kháng viêm của nhóm thuốc Cromone không cao như những nhóm thuốc dự phòng khác.
- Thuốc Theophylin: Thuốc có tác dụng ức chế phản ứng viêm và kiểm soát hệ miễn dịch trong cơ thể. Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách giảm hoạt động của các gen có khả năng tổng hợp protein gây viêm nhiễm. Tuy nhiên, hoạt lực của nhóm thuốc nhằm kiểm soát miễn dịch thường thấp hơn so với tác dụng làm giãn phế quản ở thuốc.
Thông qua những chia sẻ trên, bạn đã biết được các nhóm thuốc trị viêm phế quản hiệu quả hiện nay. Người bệnh cần đến bác sĩ khám, chẩn đoán và kê đơn thuốc uống phù hợp. Bạn không được tùy tiện mua thuốc về uống khi chưa có sự chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ.