Tìm hiểu về các loại thuốc trị viêm họng là điều vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khoẻ của bản thân và gia đình bởi viêm họng là chứng bệnh có thể gặp quanh năm ở bất kì đối tượng nào. Cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu hơn về vấn đề này nhé.
Viêm họng uống thuốc gì?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn, virut gây ra. Dưới đây là một số nhóm thuốc phổ biến được sử dụng kết hợp trong điều trị chứng viêm họng:

- Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này có mặt trong hầu hết các đơn thuốc của bệnh nhân viêm họng với nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn. Chúng có khả năng làm giảm tình trạng phù nề, sưng tấy niêm mạc họng gây ra bởi phản xạ ho. Nhờ vậy, bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu và ăn ngon miệng hơn. Các thuốc kháng sinh phổ biến bao gồm chloramphenicol, aminosid, amoxicillin,…
- Thuốc kháng viêm: Nhóm thuốc này được sử dụng với mục đích giảm đau, chống viêm, kiểm soát tình trạng phù nề, viêm sưng tại vòm họng. Dựa vào mức độ bệnh, thể trạng từng người mà bác sỹ có thể chỉ định các loại thuốc như prednisolon, alphachymotrypsin, betamethason, ibuprofen, aspirin,…
- Thuốc giảm ho, hạ sốt: Các thuốc thuộc nhóm này thường được sử dụng là codein, paracetamol, dextromethorphan,…
Cần lưu ý rằng, các thuốc tân dược khi đi vào cơ thể đều ít nhiều gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ. Do đó, bạn không được tự ý dùng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của bác sỹ. Trong khi điều trị cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ được chỉ định để tránh gặp phải các rủi ro đáng tiếc.
Nếu đã điều trị bằng thuốc từ 1 đến 2 liệu trình mà tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc tiến triển phức tạp hơn, bạn có thể cần phải tiến hành phẫu thuật.
Khi đó, việc chữa trị sẽ phức tạp, khó khăn và tốn kém hơn nhiều. Vì vậy, khi có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh, bạn nên đến gặp bác sỹ ngay để được chữa trị kịp thời.
Các thuốc trị viêm họng
Paracetamol
Loại thuốc này được dùng khá rộng rãi nhằm hạ sốt, làm giảm chứng đau họng, khó nuốt. Các bậc phụ huynh cũng có thể dùng thuốc này để điều trị bệnh cho trẻ nhỏ nhưng cần theo hướng dẫn từ bác sỹ chuyên khoa.

Liều sử dụng sẽ khác nhau tùy vào độ tuổi bệnh nhân, sau đây là liều dùng khuyến cáo cho paracetamol 500mg từ nhà sản xuất:
- Trẻ từ 12 tuổi trở lên và người lớn: Với mục đích hạ sốt, sử dụng 2 viên trong 4 đến 6 giờ. Để giảm đau, sử dụng 1 viên trong 4 đến 6 giờ.
- Trẻ dưới 12 tuổi: Sử dụng theo chỉ định của bác sỹ.
Sau khi uống khoảng nửa giờ, thuốc sẽ phát huy tác dụng. hiệu quả của thuốc có thể kéo dài từ 3 đến 4 tiếng tùy theo thể trạng và cơ địa của từng bệnh nhân.
Tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc: Vàng da, đau dạ dày, khó thở, nước tiểu đậm màu, buồn nôn, phát ban, sốt, sưng môi, lưỡi, mặt, mất cảm giác ngon miệng,… Liên hệ ngay với bác sỹ nếu bạn gặp phải các tác dụng phụ này nhé.
Ibuprofen
Đây là loại thuốc nằm trong nhóm thuốc chống viêm không chứa steroid, có tác dụng hạ sốt, giảm đau, giảm sưng và ngăn chặn sự sản sinh các chất gây viêm.
Liều dùng tuỳ thuộc vào mức độ đáp ứng thuốc và tình trạng bệnh của bệnh nhân. Dưới đây là liều khuyến cáo từ nhà nhà sản xuất, bạn có thể tham khảo:
- Người trưởng thành: 200 đến 400mg một lần, mỗi ngày 3 đến 4 lần, tối đa 1 ngày sử dụng 3,2g.
- Trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên: Mỗi ngày dùng 3 đến 4 lần, mỗi lần 5 đến 10mg/kg cân nặng.
- Trẻ em dưới 3 tháng tuổi: Mỗi ngày dùng 3 đến 4 lần, mỗi lần 5mg/kg trọng lượng cơ thể.
Một vài tác dụng ngoài ý muốn có thể xảy ra khi dùng thuốc là: Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu, táo bón, viêm gan, vàng da, tăng huyết áp, xuất huyết đường tiêu hoá,…
Amoxicillin
Amoxicillin thường được áp dụng để điều trị chứng viêm họng gây ra bởi vi khuẩn. Đây là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Penicillin với công dụng ngăn chặn quá trình tăng trưởng và sinh sôi của vi khuẩn.

Liều dùng theo hướng dẫn từ nhà sản xuất:
- Người trưởng thành: Dùng từ 250 đến 500mg cho một lần, mỗi lần sử dụng cách nhau ít nhất 8 giờ.
- Trẻ trên 10 tuổi: Một lần có thể dùng từ 125 đến 250mg, mỗi lần sử dụng cách nhau ít nhất 8 giờ.
- Trẻ nhỏ, cân nặng dưới 20kg: Sử dụng từ 20 đến 40mg/kg cân nặng/ngày.
Loại thuốc này sẽ có hiệu quả sau khi sử dụng từ 1 đến 2 giờ. Sau 2 tới 3 ngày sử dụng, hiện tượng nhiễm khuẩn sẽ bắt đầu được cải thiện.
Cephalexin
Khi mắc viêm họng do sự xâm nhập và tấn công của các vi khuẩn nhạy cảm (cụ thể là vi khuẩn gram dương, một vài chủng gram âm) thì cephalexin là lựa chọn thích hợp. Thuốc này không có hiệu quả với các trường hợp nhiễm khuẩn nặng.
Thuốc được khuyến nghị sử dụng với liều như sau:
- Người trưởng thành: 500mg với mỗi lần dùng, 2 lần dùng liên tiếp cần cách nhau 12 giờ.
- Trẻ nhỏ: 250mg với mỗi lần dùng, 2 lần dùng liên tiếp cách nhau 6 giờ.
- Bệnh nhân suy thận cần sử dụng theo liều do bác sỹ chỉ định.
Không dùng thuốc cho người dị ứng với thuốc kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin, penicillin,…
Tác dụng phụ thường gặp là tiêu chảy và buồn nôn. Thuốc ít gây hiện tượng mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hoá, giảm tiểu cầu, mày đay, phát ban,…
Thuốc tránh thai có thể bị giảm tác dụng nếu người bệnh sử dụng khi đang điều trị bằng cephalexin. Không tự ý sử dụng kết hợp loại kháng sinh này với các thuốc khác khi không được bác sỹ chỉ định.
Đơn thuốc kháng sinh chữa viêm họng cần hạn chế
Kháng sinh là nhóm thuốc thiết yếu trong chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn và viêm họng cũng không ngoại lệ. Mặc dù vậy, trước khi dùng kháng sinh, bạn cần phải xem xét, cân nhắc cẩn thận.

Thuốc kháng sinh hầu như không có tác dụng đối trường hợp mắc bệnh do nhiễm virut. Bệnh nhân cần được chữa trị bằng những biện pháp khác như: Bổ sung dưỡng chất, vitamin C, uống nhiều nước, nghỉ ngơi,…
Đối với một vài trường hợp, bệnh nhân không nên dùng kháng sinh nhằm nhằm hạn chế các tác dụng ngoài ý muốn. Sau đây là đơn thuốc kháng sinh chữa viêm họng cần hạn chế:
- Người bệnh cần cân nhắc kĩ khi dùng thuốc nhóm corticosteroid và thuốc kháng viêm, giảm đau không steroid nếu có tiền sử mắc chứng viêm loét dạ dày – tá tràng.
- Hạn chế dùng aspirin cho đối tượng trẻ em vì có thể dẫn đến hội chứng Reye.
- Không tự ý dùng các thuốc kháng sinh như aminoglycosid, cephalosporin, penicillin,… khi không có chỉ định của bác sỹ chuyên khoa. Do dược tính của các thuốc này đều ở mức độ mạnh, việc sử dụng sai liều lượng, sai cách sẽ gây tổn hại đến chức năng gan, thận và dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn khác.
- Hạn chế dùng kháng sinh nằm trong nhóm beta-lactam, macrolid cho người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong thuốc, người có bệnh huyết áp, tim mạch, mất cân bằng điện giải,…
Ngoài ra, Bệnh nhân viêm họng cấp tính thông thường chỉ cần dùng thuốc giảm đau, hạ sốt, siro ho, bổ phế là có thể cải thiện bệnh chứ không nhất thiết phải dùng kháng sinh.
Mỗi loại thuốc trị viêm họng lại có những đặc điểm khác nhau. Để biết chính xác loại thuốc cần dùng, bạn nên tới gặp bác sỹ để làm rõ bệnh tình của mình nhé.