Thuốc trị nổi mề đay được sử dụng với nhiều mục đích như giảm triệu chứng, ngăn chặn phản ứng gây ngứa, chống viêm… và ức chế miễn dịch. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến được bác sĩ kê đơn, bệnh nhân có thể tham khảo và tìm hiểu.
Thuốc trị nổi mề đay dạng uống hoặc tiêm phổ biến nhất
Thuốc kháng Histamin
Đây là loại thuốc được dùng cho tất cả các bệnh nhân mắc mề đay. Thuốc kháng histamin H1 cổ điển bao gồm chlorpheniramine, hydroxyzine và diphenhydramine. Thuốc chẹn histamin H2 gồm có cimetidine, ranitidine, famotidine và nizatadine sẽ được sử dụng thay thế H1 trong một số trường hợp.
Ban đầu, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc kháng histamin H1 không gây buồn nôn vào ban ngày và loại có tác dụng an thần vào ban đêm. Thường thì với liều lượng tiêu chuẩn, bệnh nhân sẽ cắt đứt được các triệu chứng của mề đay. Tuy nhiên nếu họ bị ợ chua hoặc khó tiêu khi dùng thuốc thì bác sĩ có thể cân nhắc bổ sung thuốc kháng histamin H2 để giải quyết vấn đề này.
Thuốc trị nổi mề đay Doxepin
Doxepin là dòng điều trị thứ hai nếu thuốc kháng histamin không có tác dụng. Nó là một loại thuốc chống trầm cảm ba vòng. Liều dùng là 10-25 mg và có thể tăng lên 50 mg. Tác dụng phụ chính của nó là buồn ngủ, khô miệng, miệng có vị kim loại, táo bón, bí tiểu, mờ mắt, hồi hộp và nhịp tim nhanh.
Thuốc Montelukast
Montelukast là một chất đối kháng thụ thể leukotriene. Nó không hiệu quả với tất cả bệnh nhân mà chỉ cho tác dụng tốt với người bị mề đay do nhạy cảm với aspirin. Liều dùng được chỉ định là 10mg/lần và uống trước khi đi ngủ. Thuốc không có tương tác và tác dụng phụ nào quá nghiêm trọng.
Thuốc Prednisolon
Thuốc trị nổi mề đay Prednisolon có hoạt tính glucocorticoid, thường được dùng để ức chế bệnh lâu dài. Người bệnh nên sử dụng thuốc một cách thận trọng và chỉ trong thời gian ngắn do chúng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Sử dụng Prednisolon với liều lượng 20-30mg trong ba ngày sẽ giúp kiểm soát các cơn nổi mề đay và phù mạch nghiêm trọng.
Thuốc Methotrexate
Thuốc methotrexate là một lựa chọn khả thi khi dùng để điều trị bệnh mề đay tự miễn kháng thuốc (AIU). Methotrexate là một dẫn xuất của axit folic can thiệp vào dihydrofolate reductase và sản xuất DNA trong các tế bào đang phân chia tích cực.
Một nghiên cứu cho thấy methotrexate có hiệu quả ở bệnh nhân nổi mề đay tự miễn với liều 2,5 mg. Tuy nhiên, chúng tiềm ẩn khá nhiều tác dụng phụ như viêm gan và ức chế tủy xương.
Thuốc trị nổi mề đay Cyclosporine
Cyclosporine là một chất ức chế mạnh mẽ cả phản ứng qua trung gian tế bào và phản ứng dịch thể. Nó kiềm chế sự giải phóng histamin từ basophils và kích hoạt yếu tố hoại tử khối u α của tế bào mast.
Liều dùng chỉ định của cyclosporin thay đổi từ 3-5 mg/kg khi bắt đầu và giảm dần trong ba đến bốn tháng. Một nghiên cứu chỉ ra rằng điều trị kéo dài với cyclosporine có lợi cho việc duy trì sự thuyên giảm ở những trường hợp mề đay nặng.
Thuốc trị nổi mề đay này không cần dùng đến corticosteroid và kèm theo các tác dụng phụ nhẹ. Chống chỉ định với bệnh nhân suy giảm chức năng thận, huyết áp không kiểm soát, nhiễm trùng nặng và ung thư.
Thuốc Globulin
Thuốc trị nổi mề đay dạng tiêm tĩnh mạch này có hiệu quả rất tốt trong việc làm giảm các triệu chứng lâu dài (>3 năm) ở bệnh nhân mắc chứng nổi mề đay mãn tính.
Thuốc trị mề đay dạng bôi
Thông thường thì thuốc chữa trị mề đay dạng bôi không có tác dụng lâu dài mà chỉ làm giảm triệu chứng ngoài da như ngứa ngáy, ban đỏ, phù nề… Dưới đây là một số sản phẩm mà bạn có thể tham khảo:
Kem Eumovate
Đây là loại thuốc trị nổi mề đay ở dạng kem bôi, thường được dùng để giảm cảm giác ngứa ngáy, sần cục, ngăn ngừa hiện tượng viêm nhiễm. Bệnh nhân mề đay bôi Eumovate lên vùng bị tổn thương 1-2 lần/ngày, sau đó giảm dần theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc Eumovate chỉ phù hợp với bệnh nhân mề đay nhẹ, có diện tích nổi mẩn ít hơn 30% cơ thể. Tuyệt đối không dùng cho người bị mề đay toàn thân.
Thuốc Phenergan
Đây cũng là một dạng thuốc bôi dùng cho trường hợp bệnh nhẹ với công dụng chống ngứa, giảm nốt sẩn, phát ban… tại chỗ. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh hãy bôi một lớp kem mỏng lên vùng da mề đay, thực hiện 3-4 lần/ngày.
Nhiều tài liệu cho biết thuốc trị nổi mề đay này có thể dùng cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng khi thật cần thiết. Với trẻ em, tốt nhất không nên dùng để tránh những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
Thuốc chữa mề đay Mentholatum Jinmart
Sản phẩm này xuất xứ từ Nhật Bản, dùng để đặc trị những trường hợp như dị ứng, mẩn đỏ, nóng rát da, côn trùng cắn, phát ban, nổi mề đay mẩn ngứa… Thuốc có công dụng chống ngứa, làm dịu da, giảm cảm giác đau rát, sưng nề và ngăn ngừa hiện tượng bội nhiễm.
Người bệnh nên sử dụng Mentholatum Jinmart nhiều lần trong ngày để đạt kết quả tốt nhất. Bôi một lớp mỏng thuốc lên vùng da bị mề đay, sau đó cứ vài tiếng lại bôi chồng lên.
Kem Genpharmason
Cũng giống như các loại thuốc trị nổi mề đay dạng kem bôi trên, thuốc Genpharmason được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn và sử dụng. Genpharmason hoạt động theo cơ chế chống viêm, chống dị ứng và hạn chế phản ứng quá mẫn với các yếu tố dị nguyên. Ngoài dạng bôi thì loại thuốc này còn có được sử dụng ở cả dạng uống hoặc tiêm, tùy theo tình trạng của bệnh nhân.
Tuy nhiên hãy lưu ý rằng, thuốc chữa mề đay Genpharmason có thể gây phản tác dụng và làm lan rộng vùng da mề đay nếu người bệnh thoa kem trên diện tích rộng. Nếu bắt gặp bất cứ vấn đề gì trong quá trình sử dụng, bạn cần ngừng thuốc và đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
Cho dù sử dụng bất cứ loại thuốc trị nổi mề đay nào, người bệnh cũng cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, hãy xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, khoa học để bảo vệ bản thân trước những tác nhân xấu. Hy vọng qua bài viết này, độc giả có thêm những kiến thức mới, đồng thời lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất với mình.