Thuốc Itraxcop được sử dụng chính trong điều trị các bệnh lý nhiễm trùng. Vậy thông tin chi tiết về thành phần, tác dụng, chống chỉ định,… ra sao? Hãy đi tìm đáp án trong bài viết dưới đây!
Thuốc Itraxcop là gì?
Thuốc Itraxcop là loại thuốc dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng, được bào chế và sản xuất bởi Công ty Micro Labs, xuất xứ từ Ấn Độ. Thuốc Itraxcop có bao bì màu xanh trắng, một hộp thuốc có 3 vỉ, mỗi vỉ chứa 10 viên.
Đây là loại thuốc kê đơn, người bệnh không nên tùy tiện sử dụng loại thuốc này khi không có chỉ định của bác sĩ, tránh những vấn đề đáng tiếc xảy ra.
Thành phần thuốc Itraxcop
Thành phần chính trong mỗi viên nang Itraxcop là 100mg Itraconazole BP.
Tác dụng
Thuốc Itraxcop gây ra sự ức chế cho nhiều loại vi nấm gây bệnh tật ở con người. Thuốc Itraxcop được có tác dụng trong điều trị các bệnh lý nhiễm trùng da, cụ thể như sau:
- Điều trị nấm Candida trong miệng và họng hầu.
- Điều trị lang ben, các bệnh nấm do da nhạy cảm với itraconazole (nấm ở chân, nấm ở bẹn, nấm trên cơ thể, nấm ở kẽ tay, kẽ chân).
- Chữa bệnh nấm ở móng chân hay móng tay.
- Bệnh nấm Blastomyces ở trong phổi cũng như ngoài phổi.
- Bệnh nấm Histoplasma mãn tính ở khoảng phổi hoặc rải rác trong cơ thể ngoại trừ màng não.
- Bệnh nấm Aspergillus trong phổi và ngoài phổi với những đối tượng kháng amphotericin B.
- Thuốc Itraxcop phù hợp để phòng ngừa nhiễm nấm tiềm ẩn có khả năng tái phát ở bệnh nhân HIV – AIDS.
- Thuốc cũng được sử dụng để phòng nhiễm nấm khi bạch hầu trung tính bị suy giảm trong thời gian dài mà không có loại thuốc nào điều trị hiệu quả.
Chống chỉ định
Thuốc Itraxcop không được dùng để trị bệnh trong những trường hợp sau:
- Người bị mẫn cảm với hoạt chất itraconazole hoặc các loại azol khác.
- Người đang điều trị các bệnh khác với những loại thuốc có thành phần astemizol, terfenadin, cisaprid, triazolam hoặc midazolam dạng uống.
- Itraconazol gây độc tố cho phụ nữ có thai, xảy ra tình trạng quái thai nếu người mẹ dùng 40 – 160 mg/kg mỗi ngày. Một số biểu hiện quái thai có thể xảy ra như rối loạn cấu trúc xương, thoái vị não, tật lưỡi to ở bào thai. Vì vậy, thuốc Itraxcop không được sử dụng cho phụ nữ có thai.
- Ở thời kỳ cho con bú, Itraconazole bài tiết qua đường sữa mẹ nên người mẹ cũng không thể dùng.
- Trẻ em cũng được khuyến cáo không sử dụng Itraxcop do chưa xác định rõ độ an toàn cũng như hiệu lực của thuốc, đồng thời cũng chưa có đủ dữ liệu dược độc học phù hợp với trẻ em.
Cách sử dụng
Thuốc Itraxcop được chỉ định uống sau bữa ăn, liều dùng phụ thuộc vào tình trạng bệnh và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên môn.
Liều điều trị
Thuốc Itraxcop được phân ra điều trị trong ngắn hạn và dài hạn:
Điều trị ngắn hạn
- Bệnh nấm Candida âm hộ (hay còn gọi là nấm âm đạo): Người bệnh sử dụng 200mg mỗi lần, uống 2 lần trong 1 ngày, hoặc uống 200mg 1 lần mỗi ngày, uống trong 3 ngày.
- Bệnh nấm Candida ở miệng – họng – hầu: Người bệnh uống 100mg 1 lần/ngày, sử dụng liên tục trong vòng 15 ngày.
- Người bệnh AIDS hoặc bị giảm bạch cầu trung tính: Liều dùng 200mg 1 lần mỗi ngày, và cũng sử dụng trong 15 ngày.
- Bệnh lang ben: Trường hợp này cần dùng 200mg cho 1 lần uống trong ngày, điều trị trong thời gian 1 tuần.
- Bệnh nấm da: Liều dùng tham khảo là 100mg/lần/ngày và thời gian sử dụng trong 15 ngày. Trong trường hợp xuất hiện vùng sừng hoá cao sẽ cần thêm 15 ngày dùng nữa với liều lượng tương tự.
Điều trị dài hạn
- Bệnh nấm Candida: Sử dụng từ 100 – 200mg với một lần uống trong ngày, thời gian điều trị từ 3 tuần – 7 tháng. Nếu tình trạng bệnh lan tỏa nhanh, có thể điều chỉnh tăng lên 200mg, ngày uống 2 lần.
- Bệnh nấm Aspergillus: Người bệnh uống 200mg thuốc Itraxcop trong 1 lần/ngày, điều trị từ 2 – 5 tháng sẽ thấy những tác động tích cực. Nếu bệnh nấm lan toả nhanh, có thể tăng lên 200mg/lần và mỗi ngày uống 2 lần.
- Bệnh nấm móng: Bệnh này sẽ được điều trị trong ít nhất 2 tháng với liều lượng 200mg/lần/ngày.
- Bệnh nấm Cryptococcus (không mắc viêm màng não): Liều dùng tham khảo để trị bệnh là 200mg/lần/ngày, dùng trong khoảng thời gian từ 2 tháng – 1 năm.
- Bệnh nấm Histoplasma – Blastomyces: Mỗi ngày dùng 200mg/lần, từ 1 đến 2 lần, điều trị bệnh mất khoảng 8 tháng.
- Liều duy trì đối với người mắc bệnh AIDS: 200mg/lần mỗi ngày.
- Liều dự phòng cho người bị bệnh giảm bạch cầu trung tính: 200mg/lần mỗi ngày.
Một số tác dụng phụ có thể gặp
Người bệnh sử dụng thuốc Itraxcop có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn nên cần hết sức lưu ý:
- Người bệnh xuất hiện triệu chứng đau đầu chóng mặt.
- Người bệnh có thể gặp các vấn đề về tiêu hoá như: Táo bón, đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hoá.
- Một số dấu hiệu dị ứng về da như nổi mề đay, dị ứng, ngứa ngáy, phù mạch.
- Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.
Lưu ý: Thuốc Itraxcop cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, môi trường dưới 30 độ là phù hợp.
Thuốc Itraxcop bán giá bao nhiêu?
Hiện nay, trên thị trường, thuốc Itraxcop được niêm yết với giá trung bình khoảng 300.000vnđ/hộp 30 viên. Mức giá có thể chênh lệch nhưng không nhiều phụ thuộc vào nguồn mua, số lượng nhập, chiết khấu cho từng đại lý.
Thuốc Itraxcop mua ở đâu?
Người bệnh có thể tìm mua thuốc Itraxcop trên một số trang thương mại điện tử online hoặc các địa chỉ bán thuốc chuyên biệt. Vì đây là loại thuốc kê đơn nên không được bán rộng rãi tại các hiệu thuốc. Người bệnh cũng cần tìm mua tại những địa chỉ uy tín, đảm bảo chất lượng để không gặp phải hàng giả, hàng nhái, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như quá trình điều trị bệnh.
Trên đây là những thông tin chúng tôi tổng hợp được về thuốc Itraxcop. Đây chỉ là những thông tin mang tính chất tham khảo, để sử dụng loại thuốc này, người bệnh cần trực tiếp đi khám chuyên khoa và lắng nghe ý kiến hướng dẫn của bác sĩ. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và có một cuộc sống nhiều ý nghĩa!