Thuốc ciclosporin là một loại dược phẩm có khả năng tác động đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, thường được dùng trong việc điều trị một số bệnh lý ngoài da hoặc liên quan đến xương khớp. Liệu bạn đọc đã biết được những thông tin về thành phần, cách sử dụng cũng như giá cả của loại thuốc này hay chưa? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Thuốc ciclosporin là gì?
Ciclosporin là thuốc ức chế hệ thống miễn dịch và là loại dược phẩm chỉ được sử dụng khi có đơn kê từ bác sĩ. Thuốc được điều chế dưới nhiều dạng khác nhau tùy vào mục đích điều trị, gồm có: Dạng viên nang dùng đường uống, dạng dung dịch lỏng uống trực tiếp, dạng thuốc nhỏ mắt và dạng lỏng tiêm tĩnh mạch. Riêng dạng lỏng tiêm tĩnh mạch chỉ cấp phép lưu hành trong bệnh viện.
Thuốc ciclosporin thường được sản xuất thành thuốc biệt dược dưới nhiều tên thương hiệu, ví dụ như Gengraf, Neoral, Sandimmune, Ciclosporin pro, Biocon, Neural,…Thành phần chính của thuốc là hoạt chất cyclosporine. Tế bào bạch cầu có trong hệ miễn dịch thường chống lại các tác nhân ngoại lai xâm nhập vào cơ thể. Cyclosporine có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào bạch cầu này, từ đó làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
Tuy nhiên, vì ciclosporin làm hệ thống miễn dịch yếu đi đồng thời tăng nguy cơ nhiễm trùng cho cơ thể nên Cục quản lý Thực phẩm & dược phẩm Hoa Kỳ FDA đánh giá loại thuốc này dán nhãn “hộp đen”. Nghĩa là trong quá trình sử dụng, cả bệnh nhân và bác sĩ đều phải thận trọng để tránh gây nguy hiểm tới tính mạng.
Công dụng của thuốc ciclosporin
Ciclosporin có các công dụng như sau:
- Ngăn chặn tình trạng cơ thể đào thải nội tạng sau các quá trình ghép thận, ghép gan, thay van tim hoặc thay giác mạc….
- Tiêu diệt các bào tử nấm đã ăn sâu trong lớp biểu bì đồng thời chữa lành những tổn thương bên ngoài da của bệnh nhân bị vảy nến mức độ nặng.
- Hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm sưng, đau nhức khó chịu ở người bị viêm khớp dạng thấp.
Cách sử dụng và chống chỉ định của thuốc ciclosporin
Do là thuốc kê đơn cũng như có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không sử dụng đúng cách nên người bệnh cần hết sức thận trọng và tuân thủ đúng theo chỉ dẫn từ bác sĩ. Dưới đây là những trường hợp chống chỉ định dùng ciclosporin:
- Người có cơ thể mẫn cảm với hoạt chất cyclosporin hoặc các thành phần tá dược khác trong thuốc.
- Người có tiền sử bệnh gan, cao huyết áp, bệnh thận, ung thư, cấy ghép nội tạng thất bại hoặc các bệnh được điều trị bằng bức xạ, PUVA, UVB,…
- Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc cho con bú, trẻ em chưa đủ 16 tuổi và người già trên 65 tuổi.
- Những người vốn có hệ thống miễn dịch yếu bẩm sinh hoặc đang mắc các bệnh làm suy giảm hệ thống miễn dịch như lupus ban đỏ hay HIV/AIDS.
Tùy vào dạng điều chế mà thuốc ciclosporin có các cách sử dụng khác nhau, cụ thể như sau:
- Dạng viên nang: Dạng viên nang thường được sử dụng sau bữa ăn, tốt nhất người bệnh nên cố định giờ uống thuốc. Thuốc được tiêu thụ qua đường miệng bằng nước lọc và dùng với liều lượng hai lần mỗi ngày.
- Dạng thuốc tiêm: Dạng thuốc tiêm được truyền trực tiếp vào cơ thể người bệnh thông qua các ống kim nối tới tĩnh mạch. Mỗi lần truyền thuốc mất khoảng bốn đến sáu tiếng, với liều lượng đánh giá theo cân nặng, thường là hai đến bốn kg cho một mg.
- Dạng lỏng đường uống: Dạng lỏng đường uống cũng nên được tiêu thụ cùng thời điểm nhất định, định lượng liều dùng theo cân nặng, khoảng tám đến mười hai mg ciclosporin trên một kg. Thuốc cần được đong đếm chính xác bằng dụng cụ chuyên dụng, có thể pha lẫn với các loại nước ép trái cây để giảm mùi vị và dễ tiêu thụ hơn.
Bệnh nhân cần lưu ý trong quá trình sử dụng ciclosporin nên thường xuyên thực hiện thêm các xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để tránh nguy cơ gây hại đến sức khỏe. Người bệnh tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng hoặc bỏ dùng thuốc khi không có chỉ định từ bác sĩ điều trị.
Ciclosporin có khả năng gây tương tác với một số loại dược phẩm, vì vậy người bệnh nên tham khảo tư vấn từ chuyên gia nếu đang trong quá trình sử dụng thuốc điều trị khác. Cụ thể gồm: Thuốc kháng sinh (ciprofloxacin, tobramycin, clarithromycin, azithromycin,..), thuốc chống viêm NSAIDs (ibuprofen, naproxen, sulindac,..), thuốc chống nấm (ketoconazole, itraconazole, fluconazole,..), thuốc kháng axit dạ dày (cimetidine, ranitidine), thuốc kiểm soát huyết áp và cholesterol (simvastatin, lovastatin, diltiazem,…).
Các bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh không nên sử dụng rượu bia và ăn bưởi trong khi đang dùng ciclosporin vì có thể gây ra tương tác xấu cho cơ thể. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên tránh tiếp xúc với những người bị các bệnh về nhiễm trùng và tránh tiêm vacxin phòng ngừa trong giai đoạn này.
Thuốc cyclosporin được bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ phòng, tránh độ ẩm và ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Người bệnh cũng không được để thuốc ở nơi gần tầm với của trẻ nhỏ hoặc thú nuôi trong nhà.
Thuốc ciclosporin có tác dụng phụ không?
Người bệnh khi sử dụng ciclosporin có thể gặp phải một số tác dụng phụ như sau:
- Thường gặp: Tăng huyết áp, đau đầu, sưng nướu, đau bụng, mặt nổi mụn, hàm lượng magie trong máu và nước tiểu giảm. Những triệu chứng này có thể biến mất sau vài ngày hoặc một tuần. Nhưng nếu chúng kéo dài và ngày càng nghiêm trọng, người bệnh cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay.
- Nghiêm trọng: Gan bị tổn thương (Nước tiểu sẫm màu hoặc có máu, phân nhạt màu, vàng da, lòng mắt trắng dã, đau bụng), suy thận (nước tiểu màu hồng hoặc có máu), khó thở hoặc thở dốc, sưng phù mắt cá chân. Người bệnh gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng cần được cấp cứu kịp thời để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Giá tiền và nơi bán thuốc ciclosporin
Người bệnh có thể tìm mua thuốc tại các nhà thuốc trực thuộc bệnh viện để đảm bảo an toàn cũng như tránh được nguy cơ hàng giả và hàng kém chất lượng. Khi mua thuốc, người bệnh nên trình đơn kê của bác sĩ điều trị.
Hiện nay, trên thị trường nội địa có khá nhiều loại thuốc cyclosporin dưới các tên thương hiệu khác nhau và hầu hết là hàng nhập khẩu, vì vậy mà giá thành cũng có sự khác biệt. Thông thường, giá cho một hộp thuốc gồm 60 viên nang với khối lượng 100mg/viên rơi vào khoảng 241$ xấp xỉ 4.800.000 VNĐ theo thông tin tham khảo từ website GoodPx.
Bài viết trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc giải đáp được những thắc mắc liên quan đến loại thuốc ciclosporin. Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn nên giữ liên lạc với bác sĩ điều trị cũng như tuân thủ đúng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và đơn kê của bệnh viện.