Có rất nhiều thuốc điều trị vảy nến trên thị trường để bệnh nhân lựa chọn sử dụng. Chính vì có quá nhiều nên bệnh nhân lại trở nên hoang mang, không biết lựa chọn loại nào cho phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Vậy đâu là thuốc chữa bệnh vảy nến mới nhất, hiệu quả nhất. Mời quý vị tham khảo những gợi ý dưới đây được tổng hợp từ các bệnh nhân đã điều trị.
Top thuốc chữa bệnh vảy nến mới nhất
Để điều trị bệnh vảy nến, có rất nhiều loại thuốc khác nhau, mỗi loại thuốc đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Tùy vào mức độ nặng nhẹ, cơ địa, tốc độ tiến triển … của bệnh mà bệnh nhân lựa chọn những sản phẩm sau đây để sử dụng.
Thuốc bôi tại chỗ
Thuốc bôi tại chỗ để điều trị vảy nến được sử dụng trong các trường hợp bệnh ở thể nhẹ, mới bị ở một số vùng da trên cơ thể.
Khi bôi, thuốc sẽ trực tiếp thẩm thấu vào vùng da bị bệnh, giúp hỗ trợ diệt khuẩn, giảm đau, sưng, viêm. Vì cũng là dạng bôi nên thuốc thường không để lại nhiều tác dụng phụ như các loại thuốc uống nhưng về hiệu quả điều trị lại không được sâu và đi vào gốc rễ nguồn bệnh như thuốc uống, tiêm, truyền.
Thuốc dạng bôi có thể được chỉ định dùng kèm với nhiều dạng thuốc khác như uống, tiêm, truyền… để hỗ trợ tăng thêm hiệu quả điều trị. Đây cũng là phương pháp giải quyết vấn đề tâm lý của bệnh nhân : “Bệnh da liễu là phải bôi lên da”.
Một số loại thuốc chữa bệnh vảy nến mới nhất dạng bôi tại chỗ để bệnh nhân tham khảo:
Thuốc có chứa axit salicylic
Axit salicylic là loại axit có công dụng kháng lại các hiện tượng á sừng, khô da, bong tróc da và phù hợp với các dạng bệnh vảy nến ở thể nhẹ và thể trung bình.
Việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc bôi có chứa axit salicylic sẽ dẫn đến một số tác dụng phụ như kích ứng nang lông gây ra hiện tượng rụng lông, rụng tóc. Nhưng bệnh nhân không nên quá lo lắng vì đa số trường hợp đều có thể mọc tóc, lông trở lại sau khi ngưng thuốc.
Nhiều trường hợp bệnh nhân phản ứng mạnh mẽ với thành phần này của thuốc còn có một số triệu ứng nghiêm trọng hơn như: tiêu chảy, thở gấp, nôn mửa, ngất xỉu, phát ban, phù mặt … Vì vậy, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà phải có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc chứa Corticosteroid
Các loại thuốc chữa bệnh vảy nến mới nhất chứa thành phần corticosteroid thường được sản xuất dưới dạng thuốc bôi mỡ và khá phổ biến với bệnh nhân vì tiện lợi.
Thuốc bôi có chứa thành phần corticosteroid có tác dụng rất nhanh với các tình trạng viêm, ngứa, tróc da khi bệnh ở giai đoạn tái phát, mãn tính. Thuốc hay được sử dụng tại các vùng da trên mặt, các vùng da phải hoạt động nhiều như kẽ tay, chân, nếp gấp khủy tay, chân, bẹn…
Thuốc có tác dụng nhanh nhưng để lại rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn như mỏng da, khô da, dị ứng… khiến cho đợt tái phát sau có thể nặng hơn lần trước và sinh ra kháng thuốc.
Thuốc tiêm, truyền
Các dạng thuốc tiêm, truyền chữa vảy nến thường được chỉ định trong các trường hợp cấp tính, cần điều trị nhanh, khẩn trương và cũng mang đến hiệu quả rất nhanh chóng.
Thuốc được đưa vào cơ thể bằng cách truyền, tiêm, tác dụng trực tiếp lên các tế bào Lympho T – nguồn gốc gây ra bệnh vảy nến, ngăn chặn quá trình tăng sinh tế bào.
Một số loại thuốc tiêm truyền phổ biến hiện nay đó là: Cyclosporin dạng tiêm, Infliximab dạng tiêm, truyền… Các loại thuốc này được sử dụng cho bệnh thể trung bình, nặng, hiệu quả cao nhưng để lại rất nhiều tác dụng phụ về cơ, xương, khớp, tiêu hóa, tim mạch, huyết áp, gan, thận, ung thư …
Ngoài các loại thuốc kể trên, thuốc chữa vẩy nến bằng phương pháp tiêm sinh học cũng rất được bệnh nhân ưa chuộng. Bạn có thể tham khảo các loại thuốc này trong bài viết dưới đây.
Thuốc uống
Dạng uống là dạng thuốc điều trị toàn thân được sử dụng rất phổ biến vì rất phù hợp với nhiều giai đoạn của bệnh. Các loại thuốc chữa bệnh vảy nến mới nhất dạng uống thường có công dụng giảm tốc độ hóa sừng của tế bào từ đó giảm tình trạng bong tróc da, làm mỏng da và kháng viêm hữu hiệu.
Một số loại thuốc uống hiệu quả phải kể đến như: Methotrexate. acitretin, cyclosporine..
Các loại thuốc uống cũng có nhiều tác dụng phụ không kém loại tiêm truyền vì được đưa vào cơ thể trực tiếp. Nếu khi uống thuốc, bệnh nhân gặp phải các trường hợp như: đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, viêm loét dạ dày, men gan cao, xơ gan, viêm gan, đau nhức xương khớp, rụng tóc… hãy liên hệ với bác sĩ phụ trách để được thay đổi thuốc kịp thời.
Thuốc trị vảy nến Psorifix
Psorifix là loại thuốc chữa bệnh vảy nến mới nhất ở dạng bôi, có nguồn gốc xuất xứ từ Mỹ. Tuy là dòng sản phẩm khá mới trên thị trường nhưng Psorifix lại đang được bệnh nhân yêu thích vì có ít tác dụng phụ.
Thành phần của thuốc bôi này bao gồm: hoàng liên, bạch dương, liễu, bạch xù… có công dụng làm giảm bong tróc da, kháng viêm, làm mềm da…
Tuy không có nhiều tác dụng phụ nhưng Psorifix lại chỉ phù hợp với trường hợp bệnh ở thể nhẹ, điều trị các triệu chứng ngoài da, không thể điều trị tận gốc rễ và khi tái phát rất có thể bệnh sẽ diễn biến nặng hơn lần trước.
Kem vẩy nến Sorion
Cũng giống như Psorifix, Sorion được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da, có nguồn gốc xuất xứ từ Ấn Độ. Thuốc có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên và không có bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng.
Thành phần của kem có nguồn gốc từ các loại thảo dược quen thuộc tại Ấn Độ như dầu dừa, nghệ, lé neem, rubia cordifolia… có công dụng kháng viêm, chống nấm, giảm ngứa, làm mềm da rất hiệu quả.
Thuốc được sử dụng công hiệu nhất cho các trường hợp viêm da cơ địa, chàm, khô da bẩm sinh …., với bệnh vảy nến có công dụng hỗ trợ điều trị.
Qua kiểm chứng từ các bệnh nhân thì thuốc Sorion rất lành tính nhưng công dụng của thuốc lại chậm, bệnh nhân thường phải sử dụng liên tục nhiều ngày, không có tác dụng nhanh và đặc trị như các dòng thuốc khác.
Thuốc chữa vảy nến của Nhật
Nhật Bản có nhiều loại thuốc chữa vảy nến, tuy nhiên sản phẩm nổi tiếng nhất là dòng kem bôi Shiseido, được rất nhiều bệnh nhân ưa chuộng.
Sản phẩm chứa rất nhiều các thành phần khoa học giúp đặc trị tình trạng bệnh vảy nến rất tốt như crotamiton, tocopherol acetate, ester acetate… cải thiện nhanh các tình trạng nhiễm trùng ngoài da, chảy máu, lở loét, sưng tấy, đỏ đau… Ngoài ra Shiseido cũng giúp chống viêm, phục hồi tổn thương da rất hiệu quả.
Một hạn chế của Shiseido cũng như nhiều dòng kem bôi da trị vảy nến khác đó là chỉ có công dụng ngoài da, tại chỗ, tức thời lúc bị bệnh và không thể điều trị từ nguyên nhân xuất phát từ bên trong. Vì vậy, sau khi ngưng thuốc, bệnh nhân có thể tái mắc bất cứ lúc nào khi gặp các yếu tố thuận lợi.
Trên thị trường có vô vàn các sản phẩm để điều trị bệnh vảy nến. Tuy nhiên để chọn được thuốc chữa bệnh vảy nến mới nhất phù hợp nhất tới tình trạng bệnh, mức độ bệnh và cơ địa, bệnh nhân nên tới các cơ sở có uy tín để được bác sĩ đưa ra những lời khuyên tốt nhất. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng bởi có rất nhiều tác dụng phụ luôn rình rập trong các loại thuốc này.
Theo: EHIB