Bệnh chàm đang ngày càng phổ biến trong đời sống hiện nay do ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan hoặc khách quan. Một trong những phương pháp giúp cải thiện các triệu chứng hiệu quả là sử dụng những loại thuốc bôi trị chàm. Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc nào cần hết sức cẩn thận và lắng nghe theo sự chỉ định của bác sĩ.
Thuốc bôi trị chàm Tây y
Dưới đây là một số loại thuốc bôi trị chàm được nhiều người bệnh sử dụng và đánh giá cao. Tuy nhiên, tốt nhất người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt là đối với những trường hợp nặng.
Kháng sinh bôi tại chỗ
Thuốc mỡ kèm kháng sinh corticoid sẽ được dùng ở thời điểm vùng da bị tổn thương bắt đầu có dấu hiệu khô lại. Thuốc bôi trị chàm tại chỗ đem lại tác dụng chống viêm, giảm ngứa và giữ ẩm rất tốt cho da.
Thuốc Corticoid
Ở thời điểm bệnh chàm chuyển sang thể mãn tính, lớp da bị tổn thương cộm lên trông thấy và có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Các bác sĩ thường sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc mỡ corticoid.
Nếu tình trạng dày sừng không đỡ, người bệnh có thể kết hợp thuốc mỡ chứa corticoid và axit salicylic. Khi hoạt chất này hoạt động trên bề mặt da, chúng sẽ loại bỏ những lớp sừng đang tồn tại, có tính sát trùng nhẹ và cung cấp ẩm cho làn da mềm mại.
Ngoài ra, người bệnh hãy tham khảo thêm thuốc mỡ Goudron với chiết xuất chính là nhựa thực vật. Thuốc bôi trị chàm này có 2 công năng nổi bật là loại bỏ khí O2 và dần dần giải quyết phần nền da đang cộm cứng. Tuy nhiên, sản phẩm có nhược điểm là kem màu đậm dễ dây ra quần áo và mùi rất khó chịu nên những ai nhạy cảm với mùi sẽ ngại sử dụng.
Thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin thường được sử dụng nhiều vào ban đêm giúp giảm triệu chứng ngứa và tác động tích cực lên các vết chàm. Những loại thuốc phổ biến ở nhóm này là: Diphenhydramine, Clorpheniramin hay Cetirizin.
Một số loại thuốc kháng histamin thường gây tác dụng phụ là buồn ngủ, buồn nôn, chóng mặt, khô miệng, khó tiểu, mắt kém nên bạn cần cân nhắc kỹ càng trước khi sử dụng.
Một số loại thuốc mỡ bôi chàm khác
Thuốc mỡ Crisaborole (NSAID)
Là sản phẩm chống viêm, điều trị hữu hiệu cho chàm từ thể nhẹ đến trung bình. Thuốc bôi trị chàm Crisaborole với nhiều thành phần an toàn và lành tính, có thể dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Ngoài chữa chàm, Crisaborole còn điều trị cả bệnh viêm da cơ địa. Người bệnh nên dùng theo chỉ định của bác sĩ để tránh gặp phải tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Kem dưỡng ẩm cho da Barrier
Đây là loại kem dưỡng da rất quen thuộc, sử dụng được cho cả trẻ nhỏ. Đối với những người bị chàm, thoa kem đúng cách sẽ giúp giảm khô ngứa rát, giảm tấy đỏ và làm lành các vết chàm nhanh chóng.
Kem này có ở dạng kê đơn hoặc không kê đơn. Các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng da thực tế và đưa ra loại phù hợp. Chú ý: Những sản phẩm có mùi thơm rất dễ chứa những thành phần kích ứng cho da. Chính vì vậy, bạn cần cẩn trọng khi sử dụng, đặc biệt là những đối tượng có làn da nhạy cảm.
Kem Tacrolimus, kem Pimecrolimus
Đây là những loại kem phù hợp cho người bị chàm, kể cả chàm nặng. Thuốc có nhiều tác dụng chống ngứa, giảm viêm và thúc đẩy quá trình tái tạo da mới sau chàm. Tuy nhiên, những loại thuốc bôi trị chàm này có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư da hay ung thư hạch. Thuốc cần sự chỉ định dùng của các bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài việc trị chàm bằng các loại kem bôi,người bệnh có thể tham khảo thêm cách chữa bệnh chàm bằng lá ổi. Đây là phương pháp dân gian dễ thực hiện, đã được nhiều người áp dụng. Chữa bệnh chàm bằng lá ổi là một phương pháp hay đã được nhiều bệnh nhân công nhận hiệu quả. Bạn có thể thử xem có phù hợp với mình hay không nhé!
Chăm sóc da khi bị chàm như thế nào?
Bên cạnh sử dụng thuốc bôi trị chàm và phương pháp trị liệu, người bệnh cũng nên có biện pháp chăm sóc da và vết thương phù hợp tại nhà để bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm.
Một số gợi ý sau sẽ giúp bạn:
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ, nên tắm nước ấm vừa đủ hoặc nước mát (cần nước sạch). Nước nóng là điều đặc biệt phải tránh vì sẽ làm da khô hơn nhiều, các vết mề đay, mẩn ngứa cũng nổi lên rõ rệt. Từ đó, bệnh chàm sẽ có những chuyển biến xấu. Lưu ý: Bạn nên sử dụng những loại xà phòng không hoá chất để tránh gây kích ứng. Sau khi tắm xong dùng khăn bông thấm nhẹ nhàng trên da.
- Không nên tiếp xúc nhiều với những loại chất tẩy rửa, xà phòng có nhiều hoá chất, các loại mỹ phẩm hoá học cũng không tốt cho vết chàm. Hãy trao đổi với bác sĩ để biết những hoá chất nào cần tránh khi sử dụng thuốc bôi trị chàm.
- Dùng kem dưỡng ẩm với nhiều thành phần thiên nhiên ngay sau khi tắm hoặc rửa tay, giúp bạn có làn da mềm mại, thoải mái và an toàn hơn.. Khi đi ngủ, bạn nên mặc quần áo dài, đi tất và bao tay để giữ ẩm tốt hơn, đây cũng là cách giúp cho bạn không bị trầy xước khi ngủ quên.
- Người bị chàm không nên tắm hoặc rửa tay quá nhiều trong ngày, việc này làm cho các vết chàm bị loang lổ, dễ kích ứng, nổi nhiều mề đay hơn.
- Hạn chế ra ngoài khi trời quá nóng hoặc lao động nặng nhọc vì như vậy lượng mồ hôi tiết ra nhiều, khả năng nhiễm trùng vết chàm rất cao.
- Bạn nên mặc các loại quần áo rộng, thoáng khí giúp tránh tối đa việc chạm vào các vết chàm.
- Giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ, tránh stress, căng thẳng và làm việc quá sức cũng là cách giúp bệnh mau lành hơn.
- Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng phù hợp, rau quả xanh tươi, cộng với đó là nghỉ ngơi nhiều hơi, tập luyện thể dụng thích hợp.
- Giữ môi trường sống sạch sẽ, sử dụng máy lọc không khí để loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa, lông động vật,…
Trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu nhiều loại thuốc bôi trị chàm hiệu quả. Tuy nhiên, tình trạng sức khoẻ và cơ địa thực tế của mỗi người là khác nhau, bạn vẫn cần đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa và nhận chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Chúc các bạn luôn luôn khoẻ mạnh và vượt qua mọi bệnh tật!
Theo: EHIB