Rất nhiều bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ trong giai đoạn đầu của bệnh chủ quan, coi thường căn bệnh, không chịu khám và điều trị kịp thời. Cho đến khi xảy ra tình trạng đau nhức và co cứng cơ tại đốt sống cổ, làm cho bạn không thể vận động cũng như bi biến dạng vùng cổ, thì lúc này phẫu thuật là cánh cửa hi vọng cuối cùng của họ. Nhưng việc phẫu thuật là không hề đơn giản, và thoái hóa đốt sống cổ có mổ được không vẫn đang là thắc mắc của rất nhiều người. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thiêm kiến thức về bệnh nhé
Tìm hiểu thoái hóa đốt sống cổ có mổ được không?

Việc phải đưa ra quyết định phẫu thuật là điều không ai mong muốn. Nhưng trong một vài trường hợp nhất định, bắt buộc bệnh nhân phải sử dụng phương pháp này bởi vì nó chính là giải pháp cuối cùng có thể chữa khỏi bệnh.
Vậy thoái hóa đốt sống cổ có mổ được không? Câu trả lời là CÓ, tuy nhiên phẫu thuật chỉ nên tiến hành với những người bị thoái hóa đốt sống cổ ở giai đoạn nặng mà thôi. Lúc này cổ bị cứng lại, không thể cử động được mới nên mới được bác sĩ chỉ định mổ mới có thể phục hồi được khả năng cử động.
Những ai được chỉ định phẫu thuật thoái hóa đốt sống cổ
- Chịu sự đau đớn quá mức: Bệnh nhân có biểu hiện đau nhức rất nặng và không thể chịu đựng hơn nữa thì sẽ được chỉ định mổ để giảm nhanh cơn đau cột sống cổ. Đồng thời loại bỏ được sự chèn ép lên các rễ dây thần kinh.
- Mắc phải thoát vị đĩa đệm cổ: Chỉ định phẫu thuật trong trường hợp này chỉ khi nào người bệnh chịu những cớn đau dữ dội vùng cổ, hai tay bị đau và hai chân bị rối loạn chức năng.
- Thoát vị đĩa đệm gây ra sự chèn ép lên vùng tủy cổ: Đây là một trong những biến chứng nặng nề nhất của bệnh, biểu hiện thường thấy nhất là tê liệt toàn bộ cánh tay, mất kiểm soát khả năng đại tiểu tiện, sinh hoạt tình dục bị rối loạn.
- Tổn thương về dây thần kinh: Các rễ dây thần kinh bị chèn ép gây ra những cơn đau từ vùng cổ cho tới bàn tay, cánh tay và tới cả các ngón tay.
Nói tóm lại, Mổ thoái hóa đốt sống cổ sẽ được tiến hành khi bệnh bước sang giai đoạn rất nặng. Nếu như không được phẫu thuật kịp thời thì rất có thể để lại nhiều hậu quả khó lường.
Nguy hiểm tồn tại khi mổ thoái hóa đốt sống cổ

Phương pháp mổ thoái hóa đốt sống cổ cũng có nhiều những điều hạn chế như:
- Vết mổ dễ bị chảy máu, nhiễm trùng
- Làm tổn thương nghiêm trọng mô mềm, gây ảnh hưởng xấu đến rễ thần kinh xung quanh khu vực phẫu thuật
- Tỷ lệ thành công là khá cao nhưng tỷ lệ tái phát cũng đặt ở mức độ báo động
Bình thường, biến chứng do phẫu thuật sẽ tái phát sau 1 – 3 năm điều trị nếu như bệnh nhân không tuân thủ đúng chế độ ăn uống, tập luyện sau mổ mà bác sĩ hướng dẫn.
Nếu như thành công, người bệnh đã loại bỏ được toàn bộ cơn đau, phục hồi được chức năng vận động của mình và mọi sinh hoạt sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, một số biến chứng xấu cũng có thể xảy ra ngay cả khi ca mổ được thực hiện bởi các y bác sĩ giỏi:
- Viêm, nhiễm trùng vết mổ
- Sốc phản vệ
- Tăng sinh mô xơ sợi, dính các rễ thần kinh và liệt dây thần kinh
- Nhân nhầy thoát vị chưa được loại bỏ hoàn toàn
- Thoái hóa đĩa đệm sau khi mổ
- Chấn thương ở các khớp mô sẹo.
- Cơn đau tái phát lại sau 1- 3 năm nếu như không chú ý chăm sóc
- Suy giảm chức năng cột sống cổ
Nên nhớ sau khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân cần phải tuyệt đối tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ điều trị để phòng ngừa tối đa những biến chứng có thể xảy ra và giúp phục hồi đốt sống cổ một cách tích cực nhất.