Thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ là bệnh xảy ra khi các đĩa đệm ở cột sống bắt đầu thoái hóa dẫn đến tình trạng đau cổ, đôi khi cơn đau xuất hiện ở cả cánh tay và vai. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này
Tại sao bạn lại bị thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ
Đĩa đệm của cột sống hoạt động với vai trò như một vật giảm sốc tự nhiên giữa hai xương cột sống và giữ cho cột sống của bạn ổn định từ đó giúp bạn cử động cổ dễ dàng. Các đĩa đệm chủ yếu dự trữ nước. Lượng nước này sẽ mất đi một cách tự nhiên theo thời gian. Tuy nhiên ở một số người thì tốc độ mất ngước này lại xảy ra nhanh hơn những người khác.

Việc mất đi lượng nước trong đĩa đệm ảnh hưởng đến chức năng của đĩa đệm cột sống cổ rất nhiều. Các vết nứt và rách bắt đầu xuất hiện, có trường hợp đĩa đệm cột sống cổ không thể tự lành lại vì không có nguồn cấp máu đầy đủ. Từ đó các vết nứt và rách càng nhiều hơn
Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến sự thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ
- Trong gia đình có người bị bệnh vì thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ có liên quan đến yếu tố di truyền
- Bị thừa cân, béo phì
- Hút thuốc lá quá nhiều khiến cho đĩa đệm không nhân được chất dinh dưỡng từ cơ thể để tự chữa lành các tổn thương
- Biến chứng sau phẫu thuật cột sống, vì vậy bạn nên áp dụng các phương pháp điều trị bảo tồn trước, nếu không có hiệu quả thì mới quyết định phẫu thuật
Triệu chứng thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ
Khi bạn gặp phải các dấu hiệu dưới đây thì cần đi khám ngay vì rất có thể bạn đang bị thoái hóa cột sống cổ
- Bị đau cổ: Bạn sẽ cảm thấy những cơn đau nhẹ và cứng cổ, một số bệnh nhân cơn đau sẽ kéo dài đến vài ngày
- Đau dây thần kinh, cảm giác đau như bị điện giật ở vai và tay, đau thường xuất hiện ở một bên cơ thể
- Bị tê ở tay, cảm giác tê, ngứa náy ở bàn tay và ngón tay
- Tình trạng đau gia tăng khi bạn di chuyển, đau khi ngủ dậy, vận động cổ

Hầu hết các triệu chứng thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ trên thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Nhiều trường hợp trở nên mãn tính và cần phải điều trị nếu các khớp và dây thần kinh bị thoái hóa
Nếu có những ảnh hưởng ở tủy sống thì có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như khó khăn khi giữ thăng bằng, không kiểm soát được ruột và bàng quang, phần dưới của cổ bị yếu
Điều trị thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ
Sau khi phát hiện ra các dấu hiệu thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ, bệnh nhân cần được thăm khám càng sớm càng tốt để bác sĩ có hướng xử lí phù hợp. Tùy theo mức độ và diễn tiến của bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau như:

- Luyện tập các bài tập nâng cao sức khỏe đĩa đệm. Những bài tập này phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và điều độ.
- Kết hợp sử dụng thêm các loại thuốc giúp cải thiện tình trạng khô đĩa đệm trong một số trường hợp cần thiết.
- Sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu, kéo giãn, nắn chỉnh cột sống cổ,…
- Những trường hợp đĩa đệm cột sống cổ bị thoái hóa nặng, dẫn đến thoát vị đĩa đệm, vỡ đĩa đệm,… có nguy cơ biến chứng, liệt,… thì có thể phải tiến hành phẫu thuật thay đĩa đệm để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân\
Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ. Để kết quả điều trị bệnh được khả quan thì bệnh nhân cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện đúng