Phục hồi chức năng sau gãy xương cẳng chân như thế nào để nhanh nhất là thắc mắc chung của những người đang mắc phải tai nạn này. Bài viết này hy vọng sẽ giúp bạn được phần nào cho bạn, hỗ trợ bạn trong quá trình điều trị.
Một số cách phục hồi chức năng sau gãy xương chân cơ bản
Những biện pháp vật lý trị liệu hay vận động trị liệu cùng với cách sử dụng thuốc được sử dụng để giúp thúc đẩy quá trình liền xương. Việc phục hồi chức năng vận động các khớp gối, cổ chân với chịu lực của xương chày. Giúp phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như teo cơ hay cứng khớp…

Chẩn đoán gãy xương cẳng chân như thế nào?
Những công việc của chẩn đoán
Hỏi bệnh
- Tại sao lại xảy ra chấn thương dẫn tới gãy xương cẳng chân?
- Thời gian bạn bị chấn thương cho đến thời điểm hiện tại?
- Những biện pháp dùng để can thiệp, xử trí?
- Hỏi bệnh nhân có đau nhói tại nơi gãy không?
- Có đau cùng với hạn chế những vận động các khớp gối với cổ chân khi vận động không?
Trả lời câu hỏi gãy xương cánh tay bao lâu thì lành
Khám lâm sàng
Cơ năng: Cẳng chân bạn bị gập góc nơi gãy và khi đó sẽ ngắn hơn bên lành, đồng thời bàn chân sẽ xoay ra ngoài.
Thực thể: Sờ vào sẽ thấy có điểm đau nhói và có thể có tiếng lạo xạo do xương vỡ tạo ra
Toàn thân: Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau rất nhiều, một số trường hợp có thể dẫn tới sốc chấn thương khi gãy hở ở cả hai xương cẳng chân.

Chẩn đoán gãy xương cẳng chân như thế nào?
Nguyên tắc bệnh nhân gãy xương cẳng chân cần phải ghi nhớ
- Tiến hành càng sớm càng tốt
- Cố định tốt những điểm bị gãy trong giai đoạn bất động
- Giảm đau nhanh chóng và giảm phù nề
- Chống huyết khối của tĩnh mạch
- Khôi phục lại những tầm vận động của khớp gối và khớp cổ chân
- Gia tăng sức mạnh cũng như sự dẻo dai các nhóm cơ vùng đùi hay cẳng chân
- Khôi phục lại dáng đi chuẩn
Phục hồi chức năng và điều trị gãy xương cẳng chân như thế nào là đúng?
Mục đích
- Giúp gia tăng tuần hoàn.
- Giảm đau cũng như giảm co thắt các cơ.
- Gia tăng những tầm vận động khớp gối cũng như khớp cổ chân.
- Gia tăng sức mạnh những cơ vùng gối, tại phần cổ chân hay bàn chân.
Phương pháp
- Thực hiện động tác cử động các ngón chân để giúp gia tăng tuần hoàn cũng như nhằm nâng cao chân sao cho giảm sưng nề chân.
- Việc gồng cơ từ đầu đùi cho tời cơ ngồi sẽ làm cho quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.
- Tập sự chủ động để có được sự trợ giúp hay tự do với các cử động gập duỗi và dạng áp khớp hông.

Sử dụng các bài tập vật lý trị liệu để điều trị phục hồi chức năng sau gãy xương
Bệnh nhân cần được tiến hành các tập vật lý trị liệu để điều trị càng sớm càng tốt hoặc cũng có thể điều trị sau khi bạn xuất viện về nhà.
Việc giảm đau, giảm phù nề sẽ giúp gia tăng sức mạnh sự dẻo dai tới cho các nhóm cơ tứ ở đầu đùi và cơ cẳng chân.
- Tập cho cơ tứ đầu đùi: việc xoa bóp cũng như lưu thông tuần hoàn máu, bằng các bài tập mạnh cho cơ. Bằng cách gồng cơ tứ đầu đùi nhằm với mục đích không bị teo cơ hay cứng cơ…
- Tập khớp gối: Bằng việc tập mạnh những chức năng vận động ở tại khớp gối và hạn chế bị cứng khớp hay dính cơ, đồng thời vận động chức năng của khớp gối…
- Tập mạnh cẳng chân :
- Tập đi nạng:
Ngoài ra để việc trị liệu đạt hiệu quả cao, người bệnh cũng cần phải lưu ý đến việc thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Bằng cách ăn nhiều hoa quả và uống nhiều nước, tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê…