Đau đây thần kinh tọa là căn bệnh nguy hiểm và có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp và ảnh hưởng nguyên trọng đến sức khỏe của người bệnh. Việc điều trị bệnh kịp thời là cách tốt nhất để có thể giúp bệnh nhân có thể kiểm soát bệnh tốt nhất. Vậy phác đồ điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa như thế nào thì hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Phác đồ điều trị đau thần kinh tọa
Với bất kỳ căn bệnh nào thì việc điều trị bệnh cũng phải có phác đồ điều trị. Khi mắc căn bệnh đau thần kinh tọa thì người bệnh thường có những triệu chứng đau thần kinh tọa ở lưng, chạy dọc xuống hông và tận ở các ngón chân. Đây là căn bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi lao động (30 – 50 tuổi), tỉ lệ nam mắc bệnh cao hơn nữ.

Để có thể điều trị bệnh thì bệnh nhân cần được các bác sĩ áp dụng những phương pháp nội khoa và ngoại khoa để điều trị. Khi sử dụng phác đồ điều trị thì cần phải tuân thủ một số nguyên tắc:
- Điều trị nội khoa với những trường hợp nhẹ và vừa.
- Can thiệp ngoại khoa khi có những biến chứng liên quan đến vận động, cảm giác.
Điều trị nội khoa bệnh đau thần kinh tọa
Các bệnh nhân bị đau dây thần kinh ở mức độ nhẹ thì được chỉ định sử dụng thuốc điều trị. Hầu hết những loại thuốc được áp dụng cho bệnh nhân bị đau dây thần kinh tọa là các loại thuốc kháng sinh và kháng viêm. Tùy thuộc và tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng loại thuốc phù hợp nhất.

Ở một số trường hợp khi xuất hiện các cơn đau nhiều có thể cần phải sử dụng đến các chế phẩm thuốc phiện như morphin.
Điều trị ngoại khoa
Khi việc điều trị bằng nôi khoa không có tiến triển gì mới sử dụng cách trị bệnh thần kinh tọa này. Đối với những trường hợp nặng như các hội chứng hẹp ống sống, liệt chi dưới, teo cơ thì sử nên sử dụng phác đồ này.
Hai phương pháp thường được sử dụng:
Phẫu thuật lấy nhân đệm: cắt bỏ một phần nhỏ đĩa đệm thoát vị gây chèn ép thần kinh. Chỉ định sau khi điều trị đau 03 tháng không kết quả. Trường hợp bệnh nhân đã có biến chứng hạn chế vận động và rối loạn cảm giác nặng, cần phẫu thuật sớm hơn.
+ Phẫu thuật cắt cung sau đốt sống: chỉ định đối với đau thần kinh tọa do hẹp ống sống, phương pháp này làm cột sống mất vững và dễ tái phát.
+ Trường hợp trượt đốt sống gây chèn ép thần kinh nặng: cố định bằng phương pháp làm cứng đốt sống, nẹp vít cột sống.
Vật lý trị liệuTheo dõi tiến triển của bệnh
Ngoài việc sử dụng 2 phác đồ ở trên ra bạn cũng có thể sử dụng vật lý trị liệu để hỗ trợ điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa. Người bệnh sẽ được áp dụng các cách như chườm nóng, diện chẩn, điện châm. Những phương pháp này sẽ phát huy hiệu quả tối đa nếu người bệnh kết hợp thêm phương pháp nội khoa.
Theo dõi tiến triển của bệnh
- Cần phải có biện pháp bảo vệ cột sống như thay đổi lối sống, tránh cho cột sống bị quá tải.
- Nên mang dây lưng sau phẫu thuật khi đi lại hoặc ngồi quá lâu.
- Tái khám định kỳ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Phòng bệnh
- Giữ tư thế cột sống thẳng đứng khi ngồi lâu hoặc lái xe, có thể mang đai lưng hỗ trợ.
- Tránh các động tác mạnh đột ngột, sai tư thế, mang vác nặng.
- Luyện tập bơi lội hoặc yoga giúp tăng sức bền và sự linh hoạt khối cơ lưng.
Thông qua bài viết trên mình có thể giới thiệu cho bạn đọc phác đồ điều trị đau dây thần kinh tọa phổ biến hiện nay. Khi mắc các bệnh về đau dây thần kinh thì nên đến các trung tâm y tế để được thăm khám kịp thời. Tùy thuốc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị thích hợp. Chúc bạn có một sức khỏe tốt.