Nổi mề đay sau sinh trở thành nỗi lo lắng của không ít các mẹ bỉm sữa. Đâu là nguyên nhân của tình trạng này cũng như cách điều trị nó ra sao? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu với bài viết!
Nguyên nhân nổi mề đay sau sinh
Nổi mề đay là phản ứng dị ứng của cơ thể, với biểu hiện dễ thấy nhất là những mảng da mẩn đỏ kèm theo nhiều nốt nhỏ mọc dày đặc và ngứa ngáy khó chịu. Tình trạng này không hề hiếm gặp ở phụ nữ sau khi sinh, thường rơi vào khoảng thời gian kiêng cữ. Cũng theo các chuyên gia, có đến 20% chị em bị nổi mề đay sau sinh.
Bệnh “tấn công” các mẹ bỉm sữa chủ yếu ở khu vực cánh tay, lưng, bàn chân. Đôi khi, những mảng mẩn đỏ trải dài trên cả hai chân, gây rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt thường ngày.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mề đay sau sinh ở phụ nữ, chúng gồm có:
- Căng thẳng tâm lý: Hiện nay, rất nhiều các bà mẹ bỉm sữa gặp phải hiện tượng căng thẳng tâm lý, stress sau sinh. Khi mức độ căng thẳng gia tăng, phụ nữ rất dễ phát sinh các phản ứng tự miễn, gây ra nổi mề đay sau sinh. Trong một số trường hợp, căng thẳng tâm lý còn có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh.
- Sự thay đổi của các hormone sinh dục: Việc mang thai cũng như sinh nở có thể làm thay đổi sự cân bằng của các hormone sinh dục estrogen và progesterone. Chính điều này đã khiến cơ thể giải phóng protein histamin, dẫn đến mẩn ngứa nổi mề đay sau sinh.
- Nhạy cảm với ánh nắng và sự thay đổi nhiệt độ: Cơ thể của người phụ nữ sau sinh chưa hồi phục hoàn toàn, vì vậy mà vấn đề nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, thời tiết nóng hay lạnh có thể gây ra tình trạng nổi mề đay sau sinh.
- Dị ứng với môi trường xung quanh: Một số phụ nữ rất nhạy cảm nếu trong môi trường xung quanh có bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa hoặc lông thú nuôi. Các dị nguyên này cũng rất dễ dẫn đến dị ứng và hiện tượng mẩn ngứa trên da.
- Do các bệnh lý tự miễn: Nếu phụ nữ sau sinh vốn có tiền sử mắc một số các bệnh tự miễn thì khả năng bị nổi mề đay là rất cao. Ví dụ: viêm tuyến giáp cấp, lupus ban đỏ,…
- Do dị ứng với thực phẩm hoặc thuốc bổ: Tình trạng này có thể gặp ở tất cả mọi người và phụ nữ sau sinh cũng vậy. Dị ứng các thành phần hóa học trong thực phẩm hay thuốc bổ sẽ khiến triệu chứng nổi mề đay, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ xảy ra.
Cách điều trị nổi mề đay sau khi sinh
Đối với phụ nữ sau sinh bị nổi mề đay, việc điều trị cần rất thận trọng. Bởi vì nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Lời khuyên tốt nhất là người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và dùng thuốc hợp lý. Các mẹ bỉm sữa tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa được bác sĩ cho phép.
Dưới đây là một số những biện pháp hỗ trợ điều trị nổi mề đay sau sinh tại nhà mà chị em có thể thử áp dụng:
Uống đầy đủ nước
Nước có thể giúp điều hòa cơ thể, tăng bài tiết cho gan và tăng cường hệ miễn dịch. Các bác sĩ khuyến nghị uống đủ hai lít nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh.
Nổi mề đay sau sinh có thể nói là cơn ác mộng với tất cả mọi người, nhất là ở những đối tượng có hệ miễn dịch yếu như phụ nữ sau sinh và trẻ em. Chính vì vậy, chủ đề nổi mề đay ở trẻ em hiện nay đang nhận được rất nhiều sự quan tâm, đặc biệt là với các bậc phụ huynh.
Thư giãn đầu óc
Căng thẳng tâm lý sau sinh là một vấn đề không dễ giải quyết. Chị em có thể tập thả lỏng cơ thể và thư giãn đầu óc bằng cách nghe vài bản nhạc nhẹ hoặc tập thể dục mỗi buổi sáng. Bên cạnh đó, việc mở lòng tâm sự với người thân, đặc biệt là người chồng cũng rất quan trọng.
Sử dụng các loại kem bôi da
Có một số loại kem bôi da có thể giúp làm dịu da và giảm cảm giác ngứa ngáy nhanh chóng. Các chị em cũng lưu ý tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Ví dụ: Proctogel, flucinar, phenergan,…
Đảm bảo vệ sinh không khí
Môi trường không khí sạch sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ bị nổi mề đay sau sinh ở phụ nữ. Các chị em nên thử sử dụng các máy tạo ẩm không khí hoặc điều hòa hai chiều trong phòng ngủ. Bên cạnh đó, việc vệ sinh rèm cửa, ga giường, gối,..thường xuyên cũng rất cần thiết.
Lựa chọn các loại thực phẩm
Có một số các loại thực phẩm rất dễ gây dị ứng mà chị em phụ nữ bị nổi mề đay sau sinh cần chú ý: Các loại hải sản có vỏ (tôm, cua, sò, ghẹ,..), sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại hạt (lạc, óc chó, hạt điều,…), quả vải, rau thơm, trứng,…
Lựa chọn trang phục thoải mái
Những mảng da mẩn ngứa có thể sẽ càng khó chịu hơn nếu chị em lựa chọn sai trang phục. Tốt nhất là các mẹ bỉm sữa nên mặc các loại quần áo thoáng mát, chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt. Bên cạnh đó, khi đi ra ngoài thì chị em nên mặc áo dài tay để tránh tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn và ánh nắng mặt trời.
Các mẹo vặt giảm ngứa tại nhà
Có một số những mẹo vặt giúp cải thiện tình trạng mề đay sau sinh mà chị em có thể áp dụng dưới dây:
- Sử dụng giấm trái cây: Trong các loại giấm trái cây có chứa nhiều axit lactic, có khả năng kháng khuẩn, ngừa viêm và giảm ngứa rất. Các mẹ chỉ cần pha loãng giấm trái cây với nước rồi dùng tăm bông thoa lên khu vực bị mề đay sau sinh là được.
- Sử dụng gel cây lô hội: Gel của lô hội sẽ làm dịu những vùng da đang ngứa ngáy khó chịu đồng thời cung cấp độ ẩm cho da. Các mẹ nên mua lô hội tươi để tự lấy gel, vừa đảm bảo an toàn vừa giữ nguyên được chất lượng. Mỗi ngày dùng bôi tối đa hai lần, vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
- Sử dụng bột yến mạch: Trong bột yến mạch có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm, giảm ngứa hiệu quả. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, các mẹ bỉm sữa dùng vài thìa bột yến mạch pha với nước tắm rồi sử dụng hàng ngày là được.
Bài viết trên đây hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc thêm nhiều kiến thức bổ ích xoay quanh chủ đề nổi mề đay sau sinh. Bạn cần đi thăm khám kịp thời ngay khi có các dấu hiệu đầu tiên của bệnh cũng như xây dựng cho bản thân một lối sống khỏe mạnh, tươi vui và tràn đầy hạnh phúc.
Theo: EHIB