Nổi mề đay ở trẻ em là một vấn đề đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Tình trạng này có ảnh hưởng ra sao đến bé? Cách điều trị nào là hiệu quả nhất? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây!
Mề đay ở trẻ em là gì
Mề đay là một dạng phát ban gây mẩn ngứa, có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều vùng trên cơ thể như tay, chân, lưng,..Nổi mề đay ở trẻ em là tình trạng rất phổ biến.
Nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ em là do hệ miễn dịch giải phóng quá nhiều các histamin trong da. Chính những histamin làm mạch máu dưới lớp biểu bì giãn ra, dẫn đến triệu chứng nổi mẩn màu hồng nhạt, sưng và ngứa ngáy.
Có khá nhiều tác nhân dẫn đến hiện tượng giải phóng histamin ở trẻ em, trong đó phổ biến nhất là dị ứng thực phẩm. Ngoài ra, còn có dị ứng thuốc, dị ứng thời tiết và các bệnh tự miễn bẩm sinh. Phần lớn nổi mề đay ở trẻ em thuốc dạng cấp tính, kéo dài tối đa trong vài ngày.
Trẻ em bị nổi mề đay khắp người phải làm sao
Trẻ em ngay khi có các dấu hiệu khỏi phát của bệnh cần được đưa đi thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và kê đơn. Việc điều trị nổi mề đay ở bé em không chỉ phụ thuộc vào nguyên nhân mà còn cả độ tuổi, tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh lý.
Bài viết xin chia sẻ một số lưu ý cũng như mẹo vặt tại nhà giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng mề đay mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo:
Tránh xa các tác nhân gây bệnh
Nếu tác nhân dẫn đến tình trạng nổi mề đay ở trẻ em là do các dị nguyên bên ngoài (thức ăn, phấn hoa, bụi bẩn, lông thú, thuốc,…) thì cha mẹ cần để ý kỹ và giúp trẻ tránh xa chúng.
Lựa chọn trang phục cho bé
Mặc quần áo quá chật hoặc chất liệu không thấm hút mồ hôi có thể khiến tình trạng mẩn ngứa thêm tồi tệ. Vì thế, cha mẹ nên cho trẻ mặc những loại quần áo thoáng mát và có chất liệu cotton dễ chịu cho da.
Tránh để bé chạm vào da
Nổi mề đay ở trẻ em có thể gây ngứa ngáy khó chịu. Điều này khiến trẻ dùng tay để gãi, khiến da bị tổn thương. Vì vậy, cha mẹ cần tránh để trẻ dùng tay tiếp xúc trực tiếp với da và sử dụng một số biện pháp giúp bé giảm cơn ngứa.
Dùng đá lạnh làm dịu cơn ngứa
Nếu tình trạng ngứa ngáy làm bé khó chịu, thậm chí là ảnh hưởng đến giấc ngủ, các bậc phụ huynh có thể sử dụng biện pháp chườm lạnh. Chườm lạnh giúp giảm sưng, giảm ngứa nhanh chóng. Lưu ý là không áp trực tiếp đá lạnh lên da bé.
Sử dụng bột yến mạch hoặc baking soda
Cả yến mạch và baking soda đều có tác dụng giảm ngứa, chống viêm và làm dịu da. Chính vì thế, cha mẹ có thể sử dụng một trong hai loại bột này pha trong nước tấm đề dùng cho bé.
Mề đay có khả năng phát triển ở nhiều khu vực trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là ở tay. Nếu bạn đọc muốn tìm hiểu thêm về tình trạng này, hãy thử tham khảo bài viết với chủ đề: Nổi mề đay ở tay xem sao nhé.
Sử dụng thảo dược trị nổi mề đay ở trẻ em
- Cây hạt phỉ: Trong cây hạt phỉ có chứa tanin, giúp giảm viêm, giảm ngứa và ngăn ngừa kích ứng trên da rất hiệu quả. Cha mẹ có thể sử dụng vỏ cây hạt phỉ được nghiền nhuyễn, sau đó đun sôi với nước rồi dùng đắp lên vùng bị da mề đay của bé.
- Nha đam: Nha đam giàu vitamin A và E, khoáng chất cũng các chất chống oxy hóa. Nó giúp làm dịu làn da mẩn ngứa đồng thời dưỡng ẩm rất tốt cho da. Cha mẹ chỉ cần chiết lấy một ít gel lỏng từ lá nha đam tươi rồi thoa lên vùng da bị mẩn ngứa của trẻ.
- Đậu xanh: Đậu xanh vừa lành tính vừa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải nhiệt, tiêu viêm. Với đậu xanh, cha mẹ có thể sử dụng theo hai cách như sau: Cách 1: Đậu xanh nấu nhuyễn với nước và một ít đường phèn. Cho trẻ dùng mỗi ngày một lần. Cách 2: Đậu xanh rang khô, nghiền bột mịn. Sau đó trộn với dầu dừa rồi thoa thuốc lên vùng da bị mề đay.
Thuốc trị nổi mề đay ở trẻ em
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều các sản phẩm điều trị nổi mề đay ở trẻ em khiến nhiều bậc phụ huynh hoang mang không biết lựa chọn ra sao. Hãy cùng bài viết điểm tên một số những loại thuốc có tác dụng nhanh chóng và an toàn cho bé:
Thuốc uống Diphenhydramine
Diphenhydramine hoạt động với nguyên lý ức chế các kháng thể histamin, từ đó làm giảm nhanh triệu chứng của dị ứng nổi mề đay ở trẻ em. Thuốc có tác dụng ngay sau khi sử dụng một giờ đồng hồ.
Liều lượng thuốc phụ thuộc vào đơn kê của bác sĩ. Thời gian uống thường sau bữa ăn ba mươi phút.
Dưỡng ẩm da Calamine
Trong các loại kem dưỡng da này có chứa thành phần calamine, giúp làm dịu những vùng da mẩn ngứa nhanh chóng, đồng thời cung cấp độ ẩm cần thiết cho da.
Nếu dùng để điều trị nổi mề đay ở trẻ em, cha mẹ nên thực hiện theo các bước dưới đây:
- Lắc nhẹ sản phẩm trước khi dùng.
- Vệ sinh sạch sẽ khu vực da bị bệnh của bé với nước và sữa tắm dịu nhẹ.
- Đổ kem dưỡng Calamine lên một mảng vải sạch hoặc bông gòn rồi đắp lên vùng da mẩn ngứa.
- Đợi cho kem khô hẳn. Không cần rửa lại bằng nước sau đó.
Thuốc bôi tại chỗ Hydrocortison
Thuốc Hydrocortison có tác dụng chủ yếu là chống viêm, điều trị dị ứng và ức chế phản ứng tự miễn của cơ thể. Vì vậy, thuốc sẽ giúp giảm nhanh những triệu chứng bên ngoài khó chịu do nổi mề đay ở trẻ em gây ra.
Cách sử dụng thuốc rất đơn giản, cha mẹ dùng tăm bông để thoa thuốc lên vùng da bị mẩn ngứa, mỗi ngày sử dụng hai lần vào buổi sáng và tối.
Lưu ý: Đây là loại thuốc nên được sử dụng dưới theo dõi của các bác sĩ để tránh nguy cơ tác dụng phụ đối với trẻ.
Thuốc kháng sinh Aczone
Loại thuốc này được điều chế với cả hai dạng là viên uống và kem bôi tại chỗ. Tuy nhiên với trẻ em, các bác sĩ khuyên dùng loại thuốc bôi để đảm bảo an toàn.
Aczone có thành phần chính là hoạt chất dapsone và các chuyển hóa khác của nó. Công dụng chủ yếu của thuốc là kháng viêm, chống khuẩn, chuyên dùng trong điều trị các vấn đề viêm nhiễm nổi mề đay ở trẻ em.
Cha mẹ nên cho trẻ sử dụng thuốc bôi Aczone kèm với kem dưỡng ẩm, bởi vì Aczone đôi khi có thể gây ra hiện tượng khô da.
Bài viết hy vọng đã đem đến cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích liên quan đến chủ đề nổi mề đay ở trẻ em. Mùa hè oi bức có thể làm gia tăng nguy cơ mẩn ngứa, dị ứng ở trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý chăm sóc và đảm bảo chế độ dinh dưỡng cũng như dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa thường xuyên.
Theo: EHIB