Nổi mề đay ở tay có thể nói là dạng phát ban thường gặp nhất. Bệnh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày do tình trạng ngứa ngáy kéo dài không dứt. Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề này? Hãy cùng tìm hiểu với bài viết dưới đây.
Nổi mề đay ở tay
Nổi mề đay ở tay là hiện tượng trên da xuất hiện các mảng mẩn đỏ kèm theo cảm giác ngứa ngáy một cách đột ngột. Bệnh được xếp vào dạng dị ứng và có thể ảnh hưởng đến tất cả khu vực trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là ở tay.
Nổi mề đay ở bàn tay
Nổi mề đay ở bàn tay có thể nói là dạng bệnh khó chịu nhất. Nó khiến lớp biểu bì ở lòng bàn tay khô rát, bong tróc kèm theo đó là sự xuất hiện dày đặc của các mảng mụn nước phồng rộp. Tình trạng này khiến bệnh nhân e ngại khi dùng tay để thực hiện các hành động như cầm, nắm hay tiếp xúc với người khác.
Nguyên nhân chủ yếu của nổi mề đay ở bàn tay có thể kể đến như:
- Do nhiễm trùng nấm hoặc vi khuẩn: Một số các loại nấm, vi khuẩn có khả năng tấn công vào lớp biểu bì ở bàn tay, khiến da nổi mụn rộp ngứa ngáy. Đôi khi, mụn nước còn ẩn ở dưới khu vực lòng bàn tay. Ví dụ: Nấm sợi tơ (trichophyton, microsporum,..), vi khuẩn tổ đỉa, lang men, nấm ăn tay chân,…
- Do tiếp xúc quá lâu với các chất hóa học: Nếu tay của bệnh nhân tiếp xúc với các chất hóa học mạnh trong thời gian dài, rất có thể tình trạng mẩn ngứa khó chịu sẽ xảy ra. Ví dụ: nước rửa bát, nước tẩy móng tay aceton, cồn, rượu,…
- Do thay đổi thời tiết: Có một số trường hợp người bệnh nhạy cảm với việc nhiệt độ thay đổi đột ngột, trời trở gió,..dẫn đến việc trên bàn tay xuất hiện các mảng mề đay ngứa ngáy.
Khi gặp tình trạng nổi mề đay ở bàn tay, người bệnh có thể áp dụng một số các biện pháp hỗ trợ sau:
- Ngâm tay trong nước lá trà xanh: Lá trà xanh giàu chất chống oxy hóa, giúp kháng viêm, giảm sinh và “đánh bay” cơn ngứa rất hiệu quả. Khi ngâm tay với nước trà, bệnh nhân có thể thêm vào một ít hoa cúc khô để gia tăng hiệu quả.
- Ngâm tay trong nước pha bột yến mạch: giống như lá trà xanh, bột yến mạch giàu các chất oxy hóa có khả năng ngừa viêm nhiễm và giảm ngứa. Người bệnh nên ngâm tay trong nước bột yến mạch trong năm đến mười phút.
Nổi mề đay ở cánh tay
Nổi mề đay ở cánh tay là tình trạng rất phổ biến. Các mảng mẩn đỏ chạy dọc từ cổ tay đến tận bắp tay, đôi khi nó khiến cánh tay bị sưng tấy. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này gồm có:
- Tiếp xúc với các dị nguyên: Nếu người bệnh vốn đã có tiền sử dị ứng với một số dị nguyên như phấn hoa, nấm mốc, lông chó mèo hay thực phẩm (sữa, đậu phộng,..) thì khi tiếp xúc với chúng sẽ bị mẩn ngứa tức thì. Đôi khi, chúng có thể gây ra hiện tượng khó thở khá nguy hiểm.
- Do các bệnh tự miễn: Một số các bệnh tự miễn như viêm gan, lupus ban đỏ,..có thể gây ra tình trạng giải phóng histamin quá mức, dẫn đến việc nổi mề đay ở cánh tay.
- Do căng thẳng tâm lý: Đôi khi, vấn đề căng thẳng tâm lý quá độ có thể khiến cơ thể tự phản ứng lại các kích thích thần kinh, kết quả là trên da người bệnh xuất hiện các mảng mẩn ngứa dày đặc. Tuy nhiên, nổi mề đay ở tay do căng thẳng tâm lý thường kéo dài không quá hai mươi tư giờ đồng hồ.
- Do chức năng gan suy giảm: Gan đóng vai trò quan trọng trong việc lọc bỏ và đào thải các chất độc bên trong cơ thể. Nếu gan gặp trục trặc, độc tố tích tụ bên trong có thể khiến người bệnh bị mẩn ngứa ở cánh tay.
Để “đối phó” với tình trạng nổi mề đay ở cánh tay, bệnh nhân có thể áp dụng một số mẹo vặt dưới đây:
- Sử dụng kem dưỡng ẩm có thành phần hạt phỉ: Hoạt chất tanin trong hạt phỉ có khả năng giảm viêm sưng và trị ngứa trên da rất hiệu quả. Vì vậy, người bệnh có thể tìm mua và sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có chứa thành phần hạt phỉ để làm dịu cho da.
- Sử dụng giấm táo: Trong giấm táo có chứa một nguồn dồi dào các axit lactic, giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm ngứa ngáy tức thì. Người bệnh có thể pha loãng giấm táo với nước rồi sử dụng dung dịch này để bôi lên da.
- Mặc trang phục ngắn tay: Các loại trang phục ngắn tay sẽ giúp vùng da nổi mề đay ở cánh tay được thông thoáng, dễ chịu. Tuy nhiên, khi đi ra ngoài người bệnh vẫn cần mặc áo dài tay để giúp da không tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn hay ánh nắng mặt trời.
Mề đay có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, từ nam đến nữ. Tuy nhiên, bệnh gây ảnh hưởng nhiều nhất ở những người có sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu, ví dụ như người già, trẻ em và phụ nữ trong thai kỳ. Bạn đọc hãy thử tìm hiểu bài viết: Bà bầu bị ngứa nổi mề đay để có thêm những thông tin cập nhất mới nhất nhé!
Nổi mề đay ở khuỷu tay
Nổi mề đay ở khuỷu tay có nguyên nhân tượng tự như với bàn tay và cánh tay. Điểm khác biệt duy nhất là do vùng da khuỷu tay khá dày và xỉn màu nên người bệnh thường không chú ý khi khu vực này bị nổi mẩn.
Để điều trị mề đay ở khuỷu tay, bệnh nhân có thể thử áp dụng những biện pháp sau:
- Các thuốc kháng histamin: Histamin đóng vai trò quan trọng đối với sự xuất hiện của mề đay. Vì thế, việc sử dụng các loại thuốc ức chế histamin có thể coi là phương pháp “diệt địch” nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, người bệnh cần dùng thuốc dưới sự theo dõi của các bác sĩ. Một số loại thuốc kháng histamin có thể kể đến là doxepin, ranitidine, diphenhydramine,…
- Sử dụng bài thuốc từ đậu đỏ: Đậu đỏ trong Đông y được gọi là xích tiểu đậu, có tác dụng tiêu độc, tiêu sưng, giảm ngứa và thanh nhiệt cơ thể. Người bệnh sử dụng đậu đỏ để nấu nước dùng hàng ngày hoặc trộn bột đậu đỏ với dầu dừa rồi thoa lên vùng di bị mề đay.
- Sử dụng bài thuốc lá dâu tằm: Lá dâu tằm giúp thải độc gan, tiêu trừ viêm sưng và làm mát cơ thể hiệu quả. Để sử dụng bài thuốc này, người bệnh dùng 20g lá dâu tằm ăn cùng 20g đậu đỏ đun nước uống hàng ngày.
- Tăng cường vitamin A và C: Hai loại vitamin này giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch. Người bệnh có thể bổ sung vitamin A và C thông qua thực phẩm hoặc các sản phẩm hỗ trợ dạng viêm uống.
Bài viết trên đây hy vọng đã mang đến cho bạn đọc nhiều kiến thức bổ ích xoay xung quanh chủ đề nổi mề đay ở tay. Dù không mang lại những ảnh hưởng quá nghiêm trọng, bệnh lý này vẫn tác động xấu đến đời sống hàng ngày. Chính vì vậy, ngay khi có triệu chứng đầu tiên, bạn cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức.
Theo: EHIB