Nổi mề đay ở cổ là hiện tượng viêm ngoài da có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Bệnh rất thường xảy ở các thời điểm giao mùa trong năm. Vậy, nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Chữa trị thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau!
Các nguyên nhân thường gặp gây nổi mề đay ở cổ
Nổi mề đay ở cổ là dạng bệnh ngoài da có thể gặp phải do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, các nguyên nhân điển hình nhất là:
- Dị ứng thời tiết: Một số người có cơ địa phản ứng bất thường với thời tiết. Vào các thời điểm giao mùa trong năm, thời tiết thay đổi đột ngột khiến những người này gặp phải tình trạng nổi mề đay ở cổ. Ngoài ra, người già, trẻ nhỏ hoặc những người có hệ miễn dịch yếu cũng có thể gặp phải hiện tượng này.
- Dị ứng thực phẩm: Khi sử dụng các nhóm thực phẩm có tính dị ứng cao như: Tôm, cua, lạc (đậu phộng),…cũng có thể gây ra tình trạng nổi mề đay ở cổ.
- Tác dụng phụ từ thuốc kháng sinh: Việc sử dụng thuốc kháng sinh một cách bừa bãi. Sử dụng không theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa cũng khiến cho bạn gặp phải các phản ứng bất thường do tác dụng phụ của thuốc gây ra..
- Rối loạn nội tiết tố: Nguyên nhân này thường gặp ở phụ nữ. Vào các thời điểm nội tiết tố ở nữ giới có sự biến động bất thường là khi mang thai, sau sinh, mãn kinh hoặc trong ngày “đèn đỏ”. Thời điểm này khiến cho hệ miễn dịch của chị em bị suy giảm, cùng với việc làn da trở nên nhạy cảm hơn nên tình trạng nổi mề đay ở cổ rất dễ xảy ra.
- Thói quen sống không lành mạnh: Thường xuyên sử dụng chất kích thích, ăn uống không khoa học, lười vận động khiến cho cơ thể trở nên thiếu sức sống, mệt mỏi, thiếu sự linh hoạt. Cộng với việc các chất có hại có trong chất kích thích hiến cho sức năng gan suy giảm, việc đào thải độc tố không hiệu quả khiến cho bạn gặp phải hiện tượng nổi mề đay ở cổ.
- Chức năng gan, thận bị suy yếu: Gan và thận là các bộ phận đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố ra bên ngoài. Khi gan và thận bị suy giảm chức năng, nó sẽ không thể làm tốt nhiệm vụ dẫn đến khí huyết kém lưu thông, chất độc tích tụ lâu hơn trong cơ thể.
- Môi trường sống: Môi trường sống ô nhiễm, khói bụi hoặc thường xuyên làm việc trong môi trường điều hòa, độ ẩm không khi thấp cũng là điều kiện thuận lợi khiến cho các tác nhân gây dị ứng tấn công khiến bạn bị nổi mề đay ở cổ.
Dấu hiệu nổi mề đay ở cổ
Các dấu hiệu nhận biết tình trạng nổi mề đay ở cổ bao gồm:
- Xuất hiện các nốt sần ở vùng da cổ với nhiều kích thước khác nhau. Các nốt sần này từ li ti đến khoảng 2cm. Với các trường hợp nặng, số lượng nốt sần rất nhiều, kết thành các mảng lớn.
- Vùng da cổ trở nên nóng đỏ, sần sùi, ngứa ngáy khó chịu
- Nốt sần gây dị ứng thường xuất hiện trong khoảng vài giờ đồng hồ hoặc kéo dài vài ngày rồi tự biến mất, không để lại sẹo
- Vùng da bị nổi mề đay ở cổ rất ngứa. Nhưng càng gãi càng ngứa ngáy khó chịu hơn. Sau khi gãi bạn cảm thấy rất đau rát, thậm chí chảy máu.
Mối nguy hiểm khi bị nổi mề đay ở cổ
Không như các dạng dị ứng hay viêm da thông thường khác, nổi mề đay ở cổ có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Các tác hại mà căn bệnh này gây ra rất nguy hiểm với sức khỏe. Cụ thể là:
- Gây nhiễm trùng da: khiến cho người bệnh luôn có cảm giác ngứa ngáy và muốn gãi. Tuy nhiên, hành động gãi chính là lúc vi khuẩn, tác nhân gây bệnh xâm nhập vào các vị trí bị trầy xước khi gãi. Cùng với chất thải được đào thải qua da và mồ hôi thấm ngược vào vị trí bị trầy xước sẽ dẫn đến tình trạng bội nhiễm, nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử các vùng da này.
- Suy giảm hệ thống miễn dịch: Thường xuyên bị nổi mề đay ở cổ khiến cho cơ thể dần mất đi sức đề kháng và dễ bị viêm nhiễm, dị ứng khi thời tiết thay đổi hoặc bị các tác nhân gây bệnh khác tấn công. Vì vậy, chất lượng cuộc sống, năng suất lao động của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.
- Sốc phản vệ: Sốc phản vệ là một trong những biến chứng rất nguy hiểm khi bị nổi mề đay ở cổ không được xử lý đúng cách và kịp thời. Sốc phản vệ khiến cho người bệnh bị khó thở, tắc đường thở, suy hô hấp, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp,….rất nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Cách chữa trị nổi mề đay ở cổ hiệu quả
Dùng lá khế để chữa nổi mề đay ở cổ
Theo Đông y, lá khế có vị hơi chát, tính mát có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, thanh lọc, giải độc cơ thể. Vì vậy, loại thảo dược này thường được sử dụng để khắc phục tình trạng nổi mề đay ở cổ.
Các thực hiện như sau:
- Người bệnh chuẩn bị khoảng 50g lá khế tươi, rửa sạch rồi ngâm một lát với nước muối, sau đó vớt ra để ráo.
- Bỏ lá khế vào nồi cùng 2 lít nước rồi đun sôi trong khoảng 5 phút
- Đổ nước lá khế ra chậu rồi pha thêm nước lạnh đến độ ấm vừa phải. Sau đó bạn dùng phần lá khế chà xát nhẹ nhàng lên vùng da cổ bị mẩn ngứa. Phần nước lá khế thì dùng để tắm.
- Mỗi ngày, bạn áp dụng bài thuốc này 2 lần, bệnh sẽ được khắc phục rất tốt.
Dùng lá tía tô để chữa mề đay ở cổ
Lá tía tô là vị thuốc nam có tính ấm với các hoạt chất như: Limone, hydrocumin, vitamin,… có thể dùng để chữa một số bệnh ngoài da như viêm da, dị ứng và bệnh nổi mề đay ở cổ.
Cách thực hiện như sau:
- Người bệnh chuẩn bị khoảng 30g lá tía tô đem rửa sạch, vẩy ráo nước
- Cho lá tía tô vào cốt giã nát cùng một ít muối hạt
- Đổ nguyên liệu vào một mảnh vải sạch rồi chườm và chà xát nhẹ nhàng lên vùng da cổ bị nổi mề đay. Đồng thời bạn mát-xa nhẹ nhàng vùng da bị tổn thương để tinh chất lá tía tô có thể thấm đều và phát huy tác dụng tốt hơn.
- Để nguyên tinh chất bài thuốc trên da cổ như vậy, đến sáng hôm sau thì bạn rửa và tắm lại bằng nước sạch.
Khắc phục nổi mề đay ở cổ bằng chè xanh
Trong lá chè xanh có rất nhiều khoáng chất, vitamin và các hoạt chất có khả năng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả như tanin, flavonoid cùng chất chống oxy hóa cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, chữa nổi mề đay ở cổ bằng lá chè xanh cũng là bài thuốc được áp dụng phổ biến.
Hướng dẫn thực hiện:
- Người bệnh rửa sạch một nắm lá chè xanh rồi đun sôi với 4 lít nước
- Pha nước lá chè xanh với nước lạnh đến độ ấm thích hợp để tắm, kết hợp mát-xa nhẹ nhàng vùng da cổ bị nổi mề đay.
- Mỗi ngày, bạn tắm nước lá chè xanh một lần, kiên trì thực hiện trong một thời gian bạn sẽ thấy căn bệnh này được đẩy lùi rõ rệt.
Nổi mề đay ở cổ là dạng bệnh lý ngoài da nhưng lại có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng. Do đó, mọi người tuyệt đối không được chủ quan với căn bệnh này. Trong trường hợp bệnh chuyển biến nghiêm trọng, cần nhanh chóng tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị hiệu quả.