Mề đay là bệnh lý da liễu thường gặp, tuy không nguy hiểm nhưng gây ngứa ngáy ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Hiểu rõ nổi mề đay kiêng gì giúp người bệnh chú ý hơn trong quá trình điều trị, kiểm soát triệu chứng hiệu quả.
Nổi mề đay kiêng gì?
Mề đay kéo dài một phần do phương pháp điều trị chưa hiệu quả, một phần đến từ chế độ kiêng khem, ăn uống không phù hợp. Bệnh xảy ra do các tác nhân xúc tác bên ngoài như vi khuẩn, khói bụi, lông động vật… hoặc các tác nhân trong cơ thể như nóng gan, độc tố, dị ứng thực phẩm… Vì vậy, người bệnh nên kiêng và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
Tránh tiếp xúc với động vật có lông
Vật nuôi tiết ra protein trong nước bọt, da chết và bám vào lông khi rụng. Ở những người nhạy cảm, hệ miễn dịch sẽ phản ứng với các protein này gây tăng hiện tượng dị ứng. Do đó, khi bị mề đay người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với động vật và lông để tránh tình trạng dị ứng nghiêm trọng hơn.
Kiêng các loại thực phẩm nhiều đạm
Các loại thực phẩm nhiều đạm như mực, bạch tuộc, cua, tôm, thịt bò… có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi khi bị mề đay, cơ thể khó tiếp nhận hết chất dinh dưỡng nên dễ chuyển hóa, tích tụ gây kích ứng da.
Kiêng muối và đường
Thực phẩm nhiều muối và đường gây kích thích hệ thần kinh ngoại biên dẫn đến các vết mẩn ngứa lan rộng. Ngoài ra, ăn nhiều muối và đường còn khiến người bệnh suy giảm hệ miễn dịch, khó khăn hơn trong điều trị. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế thực phẩm đóng hộp, bánh kẹo…
Kiêng thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ
Những thực phẩm cay nóng gây kích ứng, nóng trong nên dễ dẫn đến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể tăng tiết mồ hôi ở da, da dễ nhạy cảm và tổn thương hơn. Bên cạnh đó, thực phẩm nhiều chất béo còn làm tăng áp lực lên gan gây tích tụ độc tố và kích thích mề đay lan rộng.
Một số thực phẩm cần tránh trong danh mục này gồm: Ớt, thực phẩm chiên rán, đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp…
Để tình trạng bệnh thuyên giảm nhanh, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống. Bài viết sau sẽ giúp bạn có được đầy đủ các thông tin về nổi mề đay kiêng ăn gì và nên ăn gì, mời bạn đọc tham khảo!
Kiêng khói bụi, ô nhiễm
Người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi. Bởi khi bị mề đay, da đã bị tổn thương, khói bụi và ô nhiễm có thể làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Kiêng gãi
Vùng da bị mề đay dễ kích ứng gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Vì vậy nhiều người bệnh lựa chọn gãi để giảm ngứa. Tuy nhiên, khi gãi liên tục có thể làm da bị trầy xước dẫn đến nhiễm khuẩn, điều trị khó khăn hơn. Vì vậy, người bệnh cần kiêng gãi, chà xát.
Kiêng các loại mỹ phẩm
Mỹ phẩm và các loại kem bôi chứa thành phần hóa học tăng nguy cơ kích ứng da, làm nặng tình trạng bệnh. Bởi vậy, người bệnh nên hạn chế tối đa sử dụng các loại mỹ phẩm hoặc chỉ sử dụng với các mỹ phẩm thành phần thiên nhiên.
Không dùng các chất kích thích
Rượu, bia, thuốc lá không chỉ làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể mà còn chứa cồn, nicotin gây kích ứng da. Do đó, để giúp mề đay thuyên giảm nhanh, người bệnh nên hạn chế rượu bia và các chất kích thích gây hại cho sức khỏe.
Nổi mề đay có kiêng gió không?
Nổi mề đay có kiêng gió không là câu hỏi khá phổ biến. Bởi theo quan niệm dân gian xưa cho rằng bệnh này tiếp xúc với gió sẽ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn. Vậy quan niệm này có đúng với khoa học hiện đại?
Theo các nghiên cứu hiện đại, kiêng gió khi nổi mề đay là không sai. Tuy nhiên người bệnh chỉ cần kiêng gió khi nguyên nhân gây bệnh là do dị ứng với thời tiết. Với các trường hợp chỉ cần hạn chế ra gió, thêm vào đó cần kiêng môi trường khói bụi, vi khuẩn, ô nhiễm… để không gây ảnh hưởng đến vùng da bị tổn thương.
Đối với trường hợp mề đay do thời tiết, người bệnh nên hạn chế ra ngoài hoặc che chắn kỹ khi ra ngoài để tránh làm bệnh nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, cần chú ý tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
Lưu ý khi điều trị nổi mề đay
Hầu hết các trường hợp bệnh là lành tính và thuyên giảm nhanh nếu người bệnh chú ý điều trị và kiêng khem đúng cách. Ngược lại, bệnh có thể tiến triển thành mãn tính nếu không phương pháp chữa trị không phù hợp. Để hạn chế nguy cơ tiến triển thành mãn tính, người bệnh cần lưu ý một số thông tin sau:
- Cố gắng cách ly hoàn toàn với dị nguyên gây mề đay và dị ứng: môi trường ô nhiễm, lông động vật, hóa chất, mỹ phẩm…
- Nổi mẩn ngứa kéo dài và toàn thân có thể không đơn giản là bạn bị mề đay. Thực tế, tình trạng mẩn ngứa còn báo hiệu một bệnh lý nguy hiểm như ký sinh trùng, gan, tuyến giáp… Chính vì vậy, người bệnh nên thăm khám các cơ sở y tế để phát hiện và có phương pháp điều trị phù hợp.
- Chú ý trong việc giữ tinh thần thoải mái, bồi bổ cơ thể để tránh suy nhược
- Đảm bảo giữ ẩm cho da để tăng cường khả năng miễn dịch cho da, phục hồi da tổn thương nhanh.
- Chú ý thói quen khi tắm: Không nên tắm ở nhiệt độ quá nóng gây khô da, ngứa da hay nhiệt độ quá lạnh dẫn đến sốc nhiệt, cảm lạnh. Người bệnh nên tắm nước ấm kết hợp chà xát nhẹ, hạn chế sử dụng hóa chất khi tắm.
Nhìn chung, nổi mề đay kiêng gì sẽ không còn là nỗi lo nếu người bệnh tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ kết hợp với việc kiêng khem khoa học. Hy vọng qua bài viết bạn đọc có thêm kiến thức để chăm sóc và cải thiện tình trạng bệnh. Chúc bạn nhanh khỏi bệnh!
Theo: EHIB