Chế độ dinh dưỡng tốt là một trong những yếu tố giúp cải thiện tình trạng mề đay nhanh. Dưới đây, mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông tin nổi mề đay kiêng ăn gì, nên ăn gì để giảm ngứa, giảm khó chịu cho người bệnh.
1. Nổi mề đay kiêng ăn gì?
Nếu người bệnh ăn uống không khoa học có thể khiến tình trạng mẩn ngứa chuyển biến xấu hơn. Vậy nổi mề đay kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe?
1.1. Kiêng thực phẩm nhiều đạm
Các thực phẩm nhiều đạm như tôm, cua, thịt bò, cá hồi… chứa nhiều đạm cần thiết cho hoạt động hàng ngày của con người. Tuy nhiên những người bệnh lại không nên bổ sung quá nhiều nhóm thực phẩm này. Bởi theo các chuyên gia y tế, khi bị bệnh nổi mề đay cơ thể khó chuyển hóa chất đạm, bổ sung nhiều chất này gây tích tụ dưới da, tăng nguy cơ dị ứng. Ngoài ra, các thực phẩm giàu protein còn có thể gây kích ứng với một số người cơ địa mẫn cảm.
1.2. Kiêng thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ
Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ gây ảnh hưởng đến quá trình thải độc của gan, thận sàng lọc, khiến cơ thể sinh nhiệt… Do đó, những người bệnh nên tránh các thực phẩm nhiều ớt, đồ chiên xào, đồ đóng hộp…
1.3. Kiêng thực phẩm nhiều muối và đường
Muối và đường là những gia vị không tốt cho người bệnh. Khi dung nạp một lượng lớn các gia vị này có thể gây kích thích hệ thần kinh ngoại biên khiến mẩn ngứa lan rộng, suy giảm hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến quá trình tái tạo da.
Ngoài ra, quá nhiều muối và đường trong chế độ ăn còn tăng khả năng tiết bã nhờn của cơ thể khiến tác nhân gây bệnh mề đay phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế cho nhiều gia vị đường, muối trong quá trình nấu ăn, hạn chế ăn đồ ngọt, đồ ướp mặn đóng hộp…
1.4. Kiêng nước uống có chất kích thích
Rượu bia, cà phê, nước có ga không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn cản trở quá trình điều trị bệnh mề đay. Khi con người dung nạp các loại nước uống này có thể ảnh hưởng đến chức năng gan, thận trong hoạt động thải độc, lọc máu khiến tình trạng bệnh càng nặng hơn.
Ngoài ra, trong rượu bia và thuốc lá còn chứa cồn, nicotin cao gây suy giảm hệ miễn dịch, khó khăn hơn trong quá trình phục hồi sức khỏe. Do đó, người bệnh nên hạn chế những loại thức uống này nếu không muốn bệnh nặng hơn.
Đối với những người nổi mề đay khi uống rượu, nếu không chú ý có thể dẫn đến sốc phản vệ (suy hô hấp cấp, tụt huyết áp thậm chi tử vong) do dị ứng nặng. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, mời bạn tìm hiểu bài viết: Uống rượu nổi mề đay.
2. Người bị nổi mề đay nên ăn gì?
Chế độ ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm phù hợp đủ dinh dưỡng, không gây kích ứng da rất cần thiết với người bệnh. Dưới đây là một số thực phẩm tốt giúp cải thiện triệu chứng ngứa rát, khó chịu của hiệu quả:
2.1. Thực phẩm giàu vitamin A
Nhóm thực phẩm giàu vitamin A giúp tham gia vào quá tình tái tạo cấu trúc và niêm mạc da. Ngoài ra vitamin A còn giúp giảm nguy cơ nứt da, khô da, nhiễm trùng da, tăng sức đề kháng cho da nên được nhiều người bệnh lựa chọn.
Người bị nổi mề đay nên bổ sung một số loại thực phẩm giàu vitamin A sau trong chế độ dinh dưỡng: cá chép, gan lợn, gan bò, trứng gà, lươn, cà chua, bông cải xanh…
Tuy nhiên người bệnh cũng chỉ nên bổ sung một lượng vừa phải vitamin A để tránh tình trạng cơ thể không hấp thu và đào thải kịp, dẫn đến rối loạn chức năng cơ thể.
2.2. Thực phẩm giàu vitamin B
Chức năng của vitamin B giúp hỗ trợ xương, xây dựng cấu trúc da, hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh. Người mề đay ăn thực phẩm giàu vitamin B giúp giảm triệu chứng bệnh, phục hồi da từ sâu bên trong. Một số thực phẩm giàu vitamin B tốt cho cơ thể gồm chuối, gạo lứt, quả óc chó, rau màu xanh đậm, hạt điều, cam, quýt, đậu đỏ…
2.3. Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C góp phần trong quá trình tổng hợp collagen, làm lành vết thương, hạn chế oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch… nhờ đó đẩy lùi chứng mề đay nhanh chóng.
Người bệnh có thể bổ sung một số thực phẩm cung cấp vitamin C tự nhiên tốt cho cơ thể sau: rau lá xanh, súp lơ, khoai tây, cà chua, ổi, chanh, cam, quýt, bưởi, táo, dâu tây, dứa, dâu tây…Chỉ nên bổ sung một lượng vitamin hợp lý, bởi nếu bổ sung quá nhiều vitamin C có thể khiến người bệnh bị rối loạn tiêu hóa, sỏi thận.
2.4. Thực phẩm hỗ trợ kháng viêm
Hành, tỏi, nghệ… có chứa chất chống viêm tốt cho người bị mề đay. Cụ thể, trong hành, tỏi có chứa allicin, vitamin C, saponin, hợp chất phenol… giúp kháng khuẩn, tăng sức đề kháng hiệu quả. Trong nghệ có chứa hợp chất curcuminoid, phytosterol, các acid béo và polysaccharide giúp chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm làm lành vết thương.
2.5. Thực phẩm giàu quercetin
Chất quercetin có tác dụng chống dị ứng, điều chỉnh histamin hỗ trợ tốt trong điều trị các bệnh về da như mề đay, phát ban. Một số thực phẩm chứa quercetin phổ biến gồm súp lơ, cà tím, cải xoăn, ớt chuông…
2.6. Uống nhiều nước
Nước giúp hỗ trợ đào thải độc tố khỏi cơ thể, tốt cho người bị mề đay. Các chuyên gia y tế khuyên mỗi người nên uống từ 1,5 – 1,5 lít nước mỗi ngày tùy theo thể trạng cơ thể. Ngoài nước lọc, người bệnh có thể bổ sung thêm các loại nước ép giúp hỗ trợ đào thải độc tố hiệu quả.
Cách chăm sóc sức khỏe khi bị mề đay
Bên cạnh việc chú ý đến dùng thuốc điều trị, nổi mề đay kiêng ăn gì, nên ăn gì thì người bệnh cần lưu tâm đến vấn đề chăm sóc sức khỏe đúng cách. Một số biện pháp hiệu quả chăm sóc sức khỏe bao gồm:
- Vệ sinh cơ thể hàng ngày bằng nước ấm, không nên tắm quá lâu.
- Hạn chế sử dụng các loại dầu gội, sữa tắm bằng hóa chất, sử dụng thay thế bằng nguyên liệu thiên nhiên để tránh ảnh hưởng đến da bị tổn thương.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, ánh nắng mặt trời. Che chắn cẩn thận khi ra ngoài
- Không dùng các loại mỹ phẩm, nước hoa có nguy cơ gây dị ứng
- Không gãi, chà mạnh lên dùng da bị tổn thương
- Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng
- Tập luyện thể dục đều đặn, chú ý chế độ dinh dưỡng
Mề đay không phải là bệnh nguy hiểm nhưng gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy người bệnh nên chú ý những thông tin về nổi mề đay kiêng ăn gì, nên ăn gì trên để giúp bệnh nhanh thuyên giảm, phục hồi sức khỏe làn da tốt.
Theo: EHIB