Nổi mề đay khi trời lạnh là hiện tượng nhiều người thường mắc phải, đặc biệt là thời điểm chuyển giao từ mùa thu sang mùa đông. Đây là phản ứng của da khi có sự thay đổi nhiệt độ, dẫn tới hình thành các mảng da nổi cộm, ngứa rát. Vậy nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là gì, làm sao để chữa bệnh hiệu quả. Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau!
Nổi mề đay khi trời lạnh do nguyên nhân nào?
Nổi mề đay khi thời tiết chuyển lạnh là một bệnh lý liên quan tới tình trạng da bị kích ứng bởi khí hậu. Bệnh có tính chất tái phát nhiều lần trong năm. Theo thống kê, cứ 200 người sẽ có 20% trong số đó gặp phải chứng bệnh này. Và độ tuổi có nguy cơ mắc mề đay khi trời lạnh cao nhất thường là từ 20 – 40. Trong hai giới thì nữ chiếm tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn nam.
Bệnh lý này xuất hiện do khá nhiều nguyên nhân, trong đó gồm cả tác động môi trường và yếu tố cơ địa như sau:
Do tác động của việc thời tiết thay đổi đột ngột
Giống như tên gọi của bệnh, tình trạng này sẽ tái phát khi thời tiết giao mùa, đặc biệt là khi gió lạnh bắt đầu về. Và những người có cơ địa dị ứng với thời tiết sẽ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
Hoặc khi thời tiết thay đổi sẽ khiến cho sức đề kháng của chúng ta bị ảnh hưởng. Từ đây, các loại vi khuẩn, virus sẽ dễ dàng tấn công da gây nên các bệnh về dị ứng, trong đó có mề đay.
Ngoài ra, mỗi đợt gió mùa về thì người có hệ miễn dịch yếu còn tiềm ẩn thêm nguy cơ mắc chứng nổi mề đay vào ban đêm. Đây là tình trạng khá phổ biến và khiến người bệnh mất ngủ, khó chịu. Chi tiết thông tin về bệnh lý này sẽ được trình bày trong bài viết liên quan.
Cơ địa người bệnh bị dị ứng với thức ăn hoặc các kích ứng bên ngoài
Khi cơ địa người bệnh phản ứng với một loại thức ăn nào đó thì có thể sẽ bị nổi mề đay khi trời lạnh. Ngoài ra, các kích thích từ môi trường ngoài như phấn hoa, lông thú cưng hay khói độc,.. cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.
Ảnh hưởng từ bố mẹ
Bệnh mề đay lạnh có thể di truyền từ đời này sang đời khác trong một gia đình. Do đó nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh thì nguy cơ con sinh ra mắc bệnh là tương đối.
Do cơ thể bị vi khuẩn, virus tấn công các bộ phận
Như đã đề cập bên trên, vi khuẩn, virus là một nguyên nhân gây bệnh. Nếu như các cơ quan như hệ tiêu hóa (đường ruột, dạ dày,…), hệ hô hấp (mũi, họng,..) bị nhiễm khuẩn thì nguy cơ người bệnh bị nổi mề đay khi trời lạnh cao.
Đặc biệt, những trường hợp đang hoặc đã từng mắc virus viêm gan (viêm gan B, C,..) hay suy gan thì bộ phận này sẽ bị giảm chức năng hoạt động. Từ đây dẫn tới việc tích tụ nhiều độc tố trong cơ thể người bệnh. Lâu ngày, tình trạng này sẽ gây ra phản ứng kích thích ngoài da.
Dị ứng với các loại thuốc
Các loại thuốc bôi ngoài da hoặc dùng theo đường ống như thuốc trị huyết áp cao, thuốc hạ sốt, Penicillin, vacxin,…cũng có thể gây ra bệnh lý này. Tóm lại, có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh. Nhưng yếu tố hàng đầu gây bệnh vẫn là do sức đề kháng yếu, không đủ khả năng chống chọi với các tác nhân.
Cách chữa nổi mề đay khi trời lạnh?
Bệnh có thể dẫn tới tình trạng tim người bệnh đập nhanh hơn và đường thở gặp khó khăn. Thậm chí một số trường hợp còn nguy hiểm tới tính mạng. Do đó, để chữa trị bệnh lý này, bạn có thể tham khảo những biện pháp dưới đây:
Tự kiểm tra da của mình để phát hiện sớm dấu hiệu bệnh khi thời tiết trở lạnh
Nếu bạn nghi ngờ bản thân có những triệu chứng mắc bệnh thì hãy tự kiểm tra tại nhà. Cách đơn giản nhất để giải đáp nghi ngờ của bạn chính là đặt 1 viên đá lên lòng bàn tay chừng 5 phút. Dưới tác động của đá lạnh, lòng bàn tay sẽ tự ấm lên.
Lúc này, nếu da của bạn xuất hiện những vùng sưng phồng lên và kèm theo triệu chứng ngứa thì đây chính là dấu hiệu nhận biết nổi mề đay khi trời lạnh. Và khi đã xác định được bản thân có nguy cơ mắc bệnh thì bạn nên có những biện pháp phòng tránh.
Giữ ấm cơ thể khi nhiệt độ xuống thấp đột ngột
Việc tiếp xúc với nhiệt độ thấp sẽ khiến những mảng da bị mề đay liên tục tái phát. Do đó người bệnh nên giữ ấm cơ thể, hạn chế tiếp xúc với nước lạnh vào mùa đông để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Sau khi đã kiểm tra tình trạng da của mình, bạn hãy tới các cơ sở y tế để chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Trường hợp phải dùng thuốc thì một số loại thuốc như Xolair, Antihistamine, Doxepin,…sẽ thường xuất hiện trong đơn. Những thuốc này sẽ làm giảm đi biểu hiện của bệnh.
Tuy nhiên để tránh các phản ứng không mong muốn, người bệnh nên tuân thủ theo đúng liều lượng và cách dùng thuốc mà bác sĩ đưa ra. Ngoài ra, việc dùng thêm các loại kem dưỡng ẩm có chứa urea, acid lactic hay acid hyaluronic cũng là biện pháp hỗ trợ chữa bệnh tối ưu.
Cách phòng ngừa nổi mề đay khi trời lạnh
Để ngăn ngừa nổi mề đay khi trời lạnh tái phát, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:
- Kiêng sử dụng các loại thực phẩm mà da của bạn bị kích ứng, đặc biệt là đồ tanh như hải sản.
- Không được gãi tại những vị trí bị ngứa do bệnh gây ra.
- Tránh xa các chất kích thích, rượu, bia và đồ uống có gas.
- Giữ ấm cơ thể, tránh để da tiếp xúc trực tiếp với thời tiết lạnh.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung thêm nước và trái cây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Trên đây là những thông tin liên quan tới bệnh nổi mề đay khi trời lạnh. Tình trạng này hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu phát hiện kịp thời và có hướng điều trị phù hợp. Hy vọng bài viết đã đem lại những kiến thức bổ ích cho bạn đọc.
Theo: EHIB