Hiện tượng nổi mề đay khi mang thai là một hiện tượng rất dễ xảy ra ở phụ nữ làm cho mẹ bầu cảm thấy rất khó chịu và bứt rứt. Nếu tình trạng này không được khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ, thậm chí có thể ảnh hưởng cả đến em bé trong bụng. Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị cho phụ nữ bị nổi mề đay khi mang thai.
Biểu hiện của bệnh nổi mề đay khi mang thai
Nổi mề đay khi mang thai được lý giải là hiện tượng xuất hiện các mẩn đỏ trên da kèm theo triệu chứng ngứa.
Mề đay thường bị ở vùng da mặt, tay, đùi, bụng, chân… Về cơ bản bệnh này không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe của bà bầu. Tuy nhiên, nổi mề đay đôi khi còn là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm nên các mẹ bầu cũng cần phải chú ý theo dõi để khắc phục kịp thời.
Bệnh mề đay có 2 thể sau:
- Thể cấp tính: Bệnh xuất hiện trong khoảng vài giờ, vài ngày hoặc kéo dài nhưng không quá 6 tuần và có thể tự khỏi.
- Thể mãn tính: Bệnh kéo dài và tái phát liên tục trên 6 tuần, có thể nhiều tháng. Khó chữa khỏi triệt để.
Nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay khi mang thai
Những yếu tố có thể kể đến như:
- Nội tiết tố thay đổi: Đây có thể coi là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nổi mề đay. Biểu hiện của nó là làm một vùng da lớn bị mẩn đỏ, ngứa ngáy.
- Dị ứng thực phẩm: thông thường khi có thai thì thai phụ thường có chế độ dinh dưỡng cao, bổ sung nhiều món ăn bổ dưỡng, nhiều chất, vitamin… Chính vì vậy rất dễ dẫn đến hiện tượng nổi mày đay.
- Tâm lý lo lắng: Phụ nữ khi mang thai bao giờ cũng bị lo lắng, luôn căng thẳng. Chính vì yếu tố này mà tạo điều kiện rất thuận lợi hình thành bệnh.
- Dị ứng thời tiết: Bệnh nổi mề đay, mẩn đỏ cũng có thể do dị ứng thời tiết. Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại cũng làm cho cơ thể không thích ứng kịp.
- Do các loại thuốc bổ: Trong quá trình mang thai mẹ bầu uống nhiều loại thuốc bổ khiến cho cơ thể bị nóng, gây nên hiện tượng phát ban, mề đay.
- Rạn da: khi mang bầu, da bị căng giãn ở mức nghiêm trọng do cơ thể tăng cân đột ngột gây hiện tượng rạn da, dẫn tới nổi mề đay khi mang thai và ngứa ngáy.
- Yếu tố khác: Bên cạnh những nguyên nhân đã kể trên, khi bị côn trùng đốt, gan bị nóng hoặc dị ứng mỹ phẩm… cũng làm mẹ bầu bị nổi mề đay.
Cách chữa trị cho phụ nữ bị nổi mề đay khi mang thai
Phụ nữ khi có thai cần phải sử dụng thuốc cẩn thận để tránh gây ảnh hưởng cho thai nhi. Vì vậy, nếu bị nổi mề đay khi mang thai thì người bệnh thường sử dụng các mẹo dân gian với các loại lá có sẵn trong tự nhiên để đảm bảo an toàn, lành tính.
Người bệnh có thể tham khảo một số loại lá với cách làm cụ thể như sau:
Sử dụng lá kinh giới
Kinh giới là một loại cây thuốc quý dùng để chữa chứng viêm nhiễm, côn trùng đốt, mẩn ngứa, mề đay… Sử dụng lá kinh giới để chữa bệnh ngoài da rất an toàn cho phụ nữ đang cho con bú do có vị cay, tính ấm.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch, để ráo rồi cắt khúc khoảng 100g lá kinh giới.
- Sao nóng lá kinh giới với một thìa muối hạt cho đến khi chuyển sang màu vàng. Chú ý để nhỏ lửa và đảo đều tay để không bị cháy lá.
- Dùng khăn mỏng gói lượng lá kinh giới và muối để chườm nóng vùng nổi mề đay.
- Khi chườm chú ý di chuyển túi chườm nhẹ nhàng cho tới khi nguội hẳn. Người bệnh có thể đem sao nóng lại và dùng lại.
- Mỗi ngày nên làm khoảng 1 – 2 lần sẽ cho hiệu quả đáng kể.
Sử dụng rau má
Rau má có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Tuy nhiên, dùng rau má để trị mẩn ngứa, mề đay thì không phải ai cũng biết. Bài thuốc này rất an toàn nên phụ nữ nổi mề đay sau sinh có thể sử dụng.
Cách thực hiện:
- 300 gram rau má tươi rửa sạch, ngâm muối.
- Lấy một nửa số rau má đem xay lấy nước uống hàng ngày.
- Nửa còn lại giã nát cùng một chút muối hạt sau đó gạn lấy nước. Dùng nước này bôi trực tiếp lên vùng da bị mề đay.
- Sử dụng liên tục khoảng 7-10 ngày sẽ cho kết quả rõ rệt.
Sử dụng lá tía tô
Tía tô cũng là một loại cây thuốc được dùng điều trị nhiều triệu chứng liên quan đến viêm nhiễm trong đó có bệnh mề đay. Các thành phần có trong lá tía tô giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng làn da.
Cách thực hiện:
- 200 gram lá tía tô tươi, rửa sạch và vò nhẹ.
- Nấu lá tía tô cùng với 1 – 2 lít nước đến khi sôi rồi để nguội. Uống nước tía tô mỗi ngày 3-5 lần, sử dụng liên tục trong khoảng 20 ngày.
- Đồng thời xay nhuyễn một lượng lá tía tô vừa đủ lấy bã đắp lên vùng da bị mề đay.
Sử dụng cây đinh lăng
Đinh lăng có chứa các chất chống viêm, kháng khuẩn và chống nấm nên cây thuốc được sử dụng để chữa bệnh ngoài da trong đó có mề đay.
Cách thực hiện
- 100 gram lá đinh lăng tươi rửa sạch, để ráo.
- Vò nát rồi cho 200ml nước vào nấu cùng đinh lăng. Đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút.
- Sử dụng nước đinh lăng nấu liên tục trong 1 tuần sẽ có hiệu quả rõ rệt.
Xem thêm: Nổi mề đay sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị 2020
Sử dụng lá trà xanh
Thành phần có trong trà xanh có tác dụng thải độc rất tốt. Trà xanh còn có khả năng cấp ẩm, chống viêm, bổ sung dưỡng chất giúp da hồi phục nhanh. Chính vì vậy mà trà xanh được sử dụng để chữa các bệnh ngoài da như mề đay.
Cách thực hiện:
- Dùng 100g lá trà xanh rửa thật sạch và đun sôi với 3 lít nước.
- Dùng nước trà xanh để ngâm vùng da bị tổn thương hoặc tắm hàng ngày.
- Kết hợp với việc đắp lá trà xanh để tăng hiệu quả điều trị.
Trên đây là những thông tin về bệnh nổi mề đay khi mang thai. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh và cách chữa trị đơn giản, hiệu quả cũng như an toàn.