Nổi mề đay khắp người không chỉ gây ra cảm giác ngứa ngáy, bức bối cho người bệnh mà nó còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm liên quan đến sức khỏe. Việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng chính là tiền đề quan trọng giúp cho quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất.
Nổi mề đay khắp người là gì, có nguy hiểm không?
Nổi mề đay là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến, thể hiện bằng tình trạng niêm mạc và các mao mạch dưới da phản ứng với một số yếu tố dị ứng. Khi đó, da của người bệnh sẽ bị phồng lên, mẩn các nốt to nhỏ ở một số vùng khác nhau, thậm chí là nổi mề đay khắp người.
Nổi mề đay khắp người có thể xảy ra ở nhiều vị trí cùng một lúc như lưng, cổ, môi lưỡi, mắt… thậm chí cả cơ quan sinh dục. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là người già, trẻ nhỏ, phụ nữ và người có cơ địa dễ dị ứng, hệ miễn dịch kém.
Thông thường hiện tượng này chỉ xảy ra khoảng 15 phút rồi lặn mất, xong sự lặp đi lặp lại cùng cảm giác bức bối khiến người bệnh luôn muốn gãi mạnh, chà xát vùng bị mề đay. Điều này có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như sốc, phù mạch, nhiễm trùng… và chuyển sang thể mề đay mãn tính.
Nguyên nhân nổi mề đay khắp người
Hiện tượng nổi mề đay xảy ra do phản ứng của một amin có chức năng truyền dẫn thần kinh mang tên histamin. Khi cơ thể bình thường, histamin tồn tại ở thể không hoạt động mà chỉ nằm trong các mô phổi, dưỡng bào… và đặc biệt là dưới da.
Khi chúng ta tiếp xúc trực tiếp với những yếu tố gây dị ứng thì cơ thể sẽ phóng thích histamin ra bên ngoài, từ đó hình thành bệnh mề đay. Người có cơ địa tốt hơn thì mề đay chỉ mọc ở một vài vị trí với diện tích nhỏ. Ngược lại người có thể trạng yếu, dễ phản ứng với các dị nguyên thì sẽ gây ra tình trạng nổi mề đay khắp người.
Dưới đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến bệnh nhân bị nổi mề đay khắp người:
- Thực phẩm: Bao gồm tôm cua cá, hải sản, các chế phẩm từ sữa và ngũ cốc… Nguyên nhân là bởi hệ thống miễn dịch của họ phản ứng thái quá, nó xem protein trong thực phẩm là có hại, từ đó phóng thích histamin và các hóa chất khác gây ra chứng nổi mề đay khắp người.
- Thời tiết: Sự thay đổi thời tiết từ lạnh sang nóng và ngược lại cũng là một tác nhân quan trọng gây bệnh mề đay.
- Thuốc: Không phải ai dùng thuốc cũng bị dị ứng, mẩn ngứa. Tuy nhiên cơ địa một số người lại phản ứng quá mẫn với vitamin, thuốc kháng viêm và thuốc kháng sinh.
- Mỹ phẩm: Các loại mỹ phẩm như sữa rửa mặt, kem trắng da, phấn mắt… chứa rất nhiều hóa chất có thể gây phản ứng dị ứng trên da. Vì thế nếu thấy bất cứ hiện tượng bất thường nào khi sử dụng các sản phẩm này thì bạn cần ngừng lại ngay lập tức.
- Nội tiết: Phụ nữ có bầu, vừa sinh con hoặc bước vào giai đoạn mãn kinh thường bị rối loạn nội tiết nghiêm trọng. Điều này cũng lý giải tại sao phụ nữ lại là đối tượng dễ bị nổi mề đay khắp người hơn nam giới.
- Di truyền: Không ít người sinh ra đã đã có cơ địa dễ dị ứng, thường thì điều này được di truyền từ người thân. Họ có một hệ thống miễn dịch quá nhạy cảm, chỉ cần tiếp xúc trực tiếp với khói bụi, phấn hóa, lông động vật, nước bẩn… là lập tức nổi mẩn đỏ, mề đay.
- Chức năng gan thận kém: Những người bị bệnh gan thận, tuyến giáp, lupus hệ thống… cũng là đối tượng dễ bị nổi mề đay toàn thân.
Xem thêm: Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không? Cách chữa mề đay sau sinh
Triệu chứng bệnh nổi mề đay khắp người
Mề đay nổi toàn thân rất dễ phát hiện, chúng ta có thể căn cứ vào một số triệu chứng dưới đây:
- Ngứa: Cảm giác ngứa ngáy toàn thân thường xuất hiện từng đợt rồi giảm dần, sau đó lặp lại liên tục. Người bệnh cảm thấy ức chế, khó chịu và chỉ muốn gãi để giải tỏa.
- Nổi ban đỏ ngoài da: Các nốt mẩn, ban đỏ với kích thước to nhỏ xuất hiện thành từng mảng và lan khắp người. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chế độ sinh hoạt, làm việc của người bệnh.
- Sưng nề: Hiện tượng sưng nề chỉ xảy ra ở một số người và tại những vị trí nhất định như môi, mắt, cơ quan sinh dục…
- Dấu hiệu khác: Sốt, chán ăn, khó thở, cơ thể bủn rủn, nóng da, sưng tấy, thậm chí là xuất hiện mụn nước.
Cách điều trị nổi mề đay khắp người
Điều trị bằng các bài thuốc dân gian
- Lá khế: Rửa sạch 1 nắm lá khế sau đó nấu lấy nước để tắm. Duy trì tắm nước lá khế ngày 1 lần, khoảng vài ngày bạn sẽ thấy các nốt mẩn ngứa, mề đay giảm hẳn.
- Gừng: Rửa sạch 1 củ gừng sau đó giã và ép lấy nước cốt. Dùng bông thấm nước cốt và thoa một lớp mỏng lên vùng bị mề đay. Lúc này cảm giác ngứa sẽ thuyên giảm nhanh chóng, các nốt sẩn cũng xẹp đi đáng kể.
- Nha đam: Lọc lấy phần thịt trắng bên trong của lá nha đam, sau đó thoa chúng lên vị trí bị mẩn ngứa. Nha đam rất mát, vì vậy có thể giải quyết các triệu chứng sưng đỏ, phù nề ngứa ngáy nhanh chóng và hiệu quả.
Điều trị nổi mề đay khắp người bằng thuốc Tây
- Thuốc chặn histamin: Để ngăn chặn phản ứng histamin thì bác sĩ có thể kê loại thuốc kháng histamin cho bạn. Nếu bệnh nhân không đáp ứng loại thuốc này thì sẽ được thay thế bằng nhóm thuốc kháng Leukotriene bao gồm Montelukast hoặc Zafirlukast.
- Thuốc giảm sưng ngứa: Bao gồm các loại thuốc có chứa corticoid nhằm giải quyết các triệu chứng bệnh tạm thời. Tuy nhiên, bệnh nhân tránh lạm dụng loại thuốc này vì chúng tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại.
- Thuốc Omalizumab: Dạng thuốc tiêm này chỉ được chỉ định cho bệnh nhân nổi mề đay khắp người mãn tính, liên tục tái phát.
Trên đây là một số thông tin xoay quanh bệnh lý nổi mề đay khắp người. Trong trường hợp người bệnh sử dụng thuốc tây và các bài thuốc dân gian không có hiệu quả thì có thể điều trị bằng phương pháp đông y. Bên cạnh đó, đừng quên thay đổi thói quen sinh hoạt, tránh xa các yếu tố dị nguyên có thể gây dị ứng. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!