Nổi mề đay có lây không là vấn đề lo ngại của rất nhiều người vì chứng bệnh da liễu này rất dễ mắc phải do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây!
Nổi mề đay có lây không?
Bệnh nổi mề đay xảy ra với những tổn thương da từ cấp tính tới mãn tính. Bệnh này xảy ra khi cơ thể có sự tiếp xúc với những yếu tố kích thích. Theo như nhiều nghiên cứu khoa học, bệnh mề đay khá phức tạp vì nó liên quan tới một hoạt chất gây dị ứng có tên gọi histamine.
Cơ thể tiếp xúc với một số tác nhân sau sẽ gây bệnh mề đay: Thời tiết thay đổi thất thường (nóng hoặc lạnh), bụi bẩn, môi trường ô nhiễm, hoá chất,… Bên cạnh đó, một số yếu tố chủ quan từ bên trong cơ thể cũng là nguyên nhân gây ra bệnh: Dị ứng với các loại thuốc, dị ứng thực phẩm, nội tiết tố không ổn định, hệ miễn dịch yếu, thần kinh căng thẳng.
Hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh bệnh mề đay có yếu tố lây nhiễm. Bệnh chỉ khởi phát khi có những tác động từ bên ngoài hoặc do cơ địa đang trong thời gian nhạy cảm. Tuy không có khả năng lây nhiễm, nhưng nếu bệnh tự phát trên 6 tuần mà không rõ nguyên nhân, khả năng cao là bị di truyền từ những người có cùng huyết thống.
Bị nổi mề đay cần lưu ý gì?
Tình trạng bệnh mề đay đang ngày một phổ biến ở nhiều độ tuổi khác nhau, kể cả trẻ nhỏ. Vậy nên, mọi người đều cần chủ động có những biện pháp phòng tránh kịp thời để tránh trường hợp bệnh chuyển sang mãn tính sẽ khó chữa trị hơn.
Tránh tiếp xúc trực tiếp với những tác nhân gây kích thích da
Những tác nhân gây kích thích sẽ khiến cho hệ miễn dịch mẫn cảm hơn, tạo điều kiện cho histamine tách khỏi phức hợp protein, từ đó hình thành những tổn thương trên da. Bạn hãy lưu ý một số vấn đề sau để hạn chế tình trạng mẩn ngứa do bệnh mề đay:
- Luôn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là những vùng tay chân tiếp xúc với nhiều bụi bẩn, vi khuẩn.
- Tránh dùng những thực phẩm hoặc thuốc có nguy cơ dị ứng. Một số loại thực phẩm cần kiêng như hải sản, đồ tanh, bia rượu, các loại hạt họ nhà đậu, nấm,…
- Với những người hay dị ứng, không nên tiếp xúc với các loại lông động vật, phấn hoa, men nấm mốc,…
- Không nên sử dụng những loại mỹ phẩm có nhiều hoá chất (paraben, độ pH cao, dầu khoáng…) rất ảnh hưởng tới làn da đang ở thời kỳ nhạy cảm.
- Không sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, đồ uống có gas…
- Cần có những biện pháp bảo vệ cơ thế khi thời tiết chuyển lạnh – Do đây là thời điểm mầm bệnh rất dễ phát triển.
- Không tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh, nên tắm trong khoảng 15 phút là hợp lý.
- Sử dụng các loại khăn bông mềm, không có sợi nhân tạo là cách tốt để bảo vệ làn da nhạy cảm.
- Chủ động giữ cho không gian sống sạch sẽ, thoáng mát, không bị ô nhiễm, khói bụi, có thể sử dụng thêm máy lọc không khí sẽ hiệu quả hơn.
- Không nên có nhiều tác động mạnh lên da như cào, gãi mạnh vì đối với những làn da mẫn cảm sẽ rất dễ bị tổn thương.
Chú trọng chăm sóc và bảo vệ da
Đối với những người có làn da yếu mỏng, hệ miễn dịch kẽm thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn, trong đó có những bệnh da liễu. Chính vì vậy, việc chăm sóc da một cách cẩn thận là rất quan trọng:
- Đều đặn vệ sinh làn da sạch sẽ 2 lần mỗi ngày với những loại mỹ phẩm tốt, ưu tiên các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên, thành phần lành tính và dịu nhẹ.
- Dùng kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da: Cung cấp đủ ẩm, không gây kết dính – Đây là biện pháp cơ bản để bảo vệ làn da và có hiệu quả trong việc chống lão hoá.
- Ngoài ra, mùa đông cần chủ động dưỡng ẩm kỹ càng hơn, có thể kết hợp thêm máy tạo độ ẩm để làn da luôn mịn màng, căng mọng.
- Sử dụng kem chống nắng là điều đặc biệt cần thiết và thực hiện càng sớm càng tốt.
- Đối với những làn da mẫn cảm với nhiều thành phần, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia da liễu để có phương pháp đúng đắn nhất.
Rất nhiều người bệnh thắc mắc chuyện nổi mề đay có cần kiêng nước không. Thực hư chuyện này ra sao? Hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết: Nổi mề đay có được tắm không?
Bảo vệ cơ thể từ bên trong, nâng cao hệ miễn dịch cũng như sức khỏe
Không có gì tốt cho sức khoẻ hơn một lối sống lành mạnh, dung nạp đủ chất dinh dưỡng và nước cho cơ thể. Hãy thực hiện các biện pháp sau:
- Không nên làm việc quá sức, suy nghĩ nhiều, nên dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để nâng cao sức khoẻ.
- Tự tìm và thực hiện cách hoạt động giúp não giảm căng thẳng như: Đọc sách, nghe nhạc, xem phim, ngồi thiền, nấu nướng nhẹ nhàng…
- Chăm chỉ uống nước, trung bình từ 2l – 2.5l mỗi ngày để cơ thể luôn được giữ ẩm từ bên trong.
- Bổ sung nhiều rau củ quả tươi, sữa hạt, thịt nạc hay nấm, đậu,….
- Tập thể dục 30 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch hiệu quả, và quan trọng hơn là giảm nguy cơ mề đay, mẩn ngứa, khó chịu.
Chữa bệnh đúng cách
Nếu bạn bị bệnh mề đay, bạn nên điều trị sớm để không gặp phải những biến chứng nguy hiểm sau này. Có 2 phương pháp chữa bệnh phổ biến:
- Chữa Tây y: Tìm hiểu những bệnh viện hoặc phòng khám da liễu uy tín rồi đi chữa bệnh theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa đưa ra.
- Chữa dân gian: Dùng các bài thuốc từ những nguyên liệu thiên nhiên để trị bệnh. Lưu ý: Các bài thuốc dân gian chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, cần thời gian lâu dài mới có tác dụng nên người bệnh cần kiên trì.
Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức về vấn đề nổi mề đay có lây không cũng như một số điều khác mà người bệnh nên biết. Chúc các bạn luôn luôn khoẻ mạnh và hạnh phúc trong cuộc sống!
Theo: EHIB