Một số quan niệm dân gian xưa cho rằng khi bị mề đay không nên tắm nước sẽ làm bệnh lâu khỏi. Vì vậy, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ bị nổi mề đay có được tắm không? Mời bạn cùng đọc bài viết sau để tìm câu trả lời cho những băn khoăn, lo lắng này!
Nổi mề đay có được tắm không?
Quan niệm dân gian cho rằng người bị nổi mẩn ngứa nên kỵ nước, kỵ gió để tránh các triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn. Liệu lời khuyên này có đúng?
Theo các chuyên gia y tế, lời khuyên này chỉ đúng một nửa với trường hợp kiêng gió. Bởi khi bị mề đay, làn da của người bệnh đã bị tổn thương nên dễ nhiễm khuẩn nếu tiếp xúc thường xuyên với gió và bụi bẩn. Vì vậy, người bệnh nên che chắn cẩn thận khi tiếp xúc với gió, bụi bẩn và ánh nắng mặt trời.
Về vấn đề bị nổi mề đay kiêng nước không những không giúp bệnh thuyên giảm mà còn có thể làm các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Bởi khi cơ thể người bệnh ra mồ hôi không tắm rửa sạch sẽ khiến vi khuẩn dễ xâm nhập gây tích tụ nhiều tế bào chết, bít kín tuyến bã nhờn, viêm nhiễm lỗ chân lông. Như vậy, người bệnh cần tắm rửa sạch sẽ, không cần kiêng nước.
Nổi mề đay tắm lá gì?
Để giảm triệu chứng ngứa rát, người bệnh có thể nấu nước lá tắm hàng ngày từ nguyên liệu thiên nhiên. Trong đó, 10 loại lá tắm sau đáp ứng tiêu chí an toàn, không gây tác dụng phụ, dễ thực hiện tại nhà:
1. Lá trầu không
Trầu không là dược liệu có vị cay, tính ấm giúp kháng khuẩn, thải độc nhanh. Nước tắm lá trầu không là giúp cải thiện bệnh lý về da liễu như nấm da, mề đay, viêm da… Ngoài ra, trong lá trầu không còn chứa tanin, tinh dầu, chất xơ, vitamin giúp ức chế sự lây lan của vi khuẩn, làm sạch da hiệu quả.
2. Chè xanh
Trong chè xanh có chứa nhiều chất có lợi như tinh dầu, tanin, flavonoid, acid amin… giúp chống viêm, kháng khuẩn, tốt cho việc điều trị các bệnh da liễu như mề đay. Ngoài ra, lá chè xanh còn chứa hoạt chất EGCG chống oxy hóa, giúp bảo vệ, cải thiện sức khỏe làn da.
3. Lá kinh giới
Theo đông y, kinh giới giúp kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Vì vậy, loại lá này được nhiều người lựa chọn để điều trị mề đay. Nước tắm lá an toàn với tất cả mọi người kể cả phụ nữ mang thai.
4. Lá khế
Nhắc đến lá tắm tốt cho người nổi mề đay không thể bỏ qua lá khế. Theo đông y, lá khế là một dược liệu vị chua, tính bình giúp giảm các chứng viêm sưng, ngứa rát, lở loét trên da hiệu quả. Bên cạnh đó, trong lá khế còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp phục hồi mô da bị tổn thương, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại.
5. Lá đơn đỏ
Theo đông y, lá đơn đỏ có vị đắng, tính mát giúp tiêu viêm, giải độc nên được sử dụng trong điều trị bệnh lý về da như mụn nhọt, dị ứng, mẩn ngứa, mề đay. Theo y học hiện đại, trong lá đơn đỏ có chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn như tanin, saponin, flavonoid… giúp giảm ngứa hiệu quả.
6. Lá ngải cứu
Trong lá ngải cứu có chứa các hoạt chất gồm adenin, flavonoid, artabsin… có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn giúp đẩy lùi cơn ngứa rát khó chịu do mề đay.
7. Lá cây cỏ sữa
Theo đông y, cỏ sữa là loại dược liệu có tính hàn, vị chua giúp thanh nhiệt giải độc, tăng lưu thông máu, tiêu viêm. Thành phần hoạt chất trong cỏ sữa như alcaloid, quercetin, phenolic… làm giảm triệu chứng ngứa do mề đay gây ra hiệu quả.
8. Lá cây tía tô
Tía tô có tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt rất tốt. Theo các nghiên cứu khoa học, trong lá tía tô có chứa nhiều chất chống oxy hóa như tanin, flavonoid, saponin phục hồi thương tổn, tái tạo làn da. Nước tắm lá cây tía tô là bài thuốc được sử dụng nhiều để điều trị các bệnh lý ngoài da trong đó có mề đay.
9. Rau sam
Theo đông y, rau sam có tính hàn, vị chua giúp sát khuẩn, tiêu viêm hiệu quả. Vì vậy, loại dược liệu này được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh ngoài da trong đó có mề đay. Bên cạnh đó, loại rau này còn chứa các hoạt chất acid citric, flavonoid, phytoestrogen… chống oxy hóa, làm lành vết thương nhanh tốt cho người bệnh.
10. Lá ổi
Trong lá ổi có chứa nhiều hoạt chất như tinh dầu, tanin, polyphenol… giúp giảm ngứa, đẩy lùi viêm hiệu quả. Ngoài ra, hoạt chất berbagia trong lá ổi còn chống oxy hóa, làm lành vết thương, ngứa.
Cách nấu nước tắm lá cây chữa mề đay
Sử dụng nước tắm lá cây trong tự nhiên được xem là phương pháp an toàn, không gây tác dụng phụ. Các loại dược liệu đều có khả năng kháng viêm, chống khuẩn, giảm ngứa rát giúp người mề đay cảm giác dễ chịu hơn.
Bạn có thể nấu nước tắm lá cây với các hướng dẫn dưới đây:
- Chuẩn bị lá cây tươi sạch
- Rửa sạch lá cây, ngâm nước muối pha loãng khoảng 15 phút
- Đun sôi lá cây với 4 lít nước trong 15 phút
- Dùng nước đun lá cây còn ấm để tắm. Sau khi tắm xong dùng khăn bông thấm nước lau sạch.
Kiên trì thực hiện tắm lá cây 2 đến 3 lần mỗi tuần giúp thuyên giảm triệu chứng mẩn ngứa
Lưu ý khi tắm cho người mề đay
Da nổi mề đay là làn da đã bị tổn thương, dễ nhạy cảm. Vì vậy, việc tắm rửa, vệ sinh cần đặc biệt chú ý để hạn chế da bị hư tổn nặng hơn:
- Tắm bằng nước ấm: Người bệnh mề đay không nên tắm bằng nước quá lạnh hoặc quá nóng. Với nước quá nóng dễ khiến da người bệnh kích ứng, khô ráp làm các cơn ngứa xuất hiện nhiều hơn. Với nước quá lạnh khiến da bị sốc nhiệt, dễ cảm lạnh. Vì vậy, việc tắm bằng nước ấm là cần thiết, giúp bảo vệ da, hạn chế da hư tổn.
- Không chà xát da quá mạnh: Chà xát da mạnh có thể giúp người bệnh giảm ngứa tạm thời nhưng dễ dẫn tới da lở loét. Vì thế, người bệnh cần tắm nhẹ nhàng, giảm chà mạnh.
- Hạn chế các sản phẩm có tính tẩy rửa: Các sản phẩm như dầu gội, sữa tắm có tính tẩy rửa mạnh sẽ không phù hợp với người bị mề đay có làn da nhạy cảm. Thay vào đó, người bệnh nên lựa chọn các dược liệu thiên nhiên an toàn và tốt cho da.
Bệnh lý nổi mề đay nếu không chú ý trong quá trình chăm sóc điều trị có thể dẫn tới chứng phù mạch, phản ứng sốc vệ, suy nhược cơ thể, nhiễm trùng… Vì vậy, người bệnh cần chú ý thêm các thông tin về nổi mề đay kiêng gì để giúp bệnh thuyên giảm nhanh.
Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc nổi mề đay có được tắm không đã được giải đáp. Người bệnh hoàn toàn có thể tắm rửa, vệ sinh da bằng các phương pháp an toàn để giúp bệnh thuyên giảm. Đừng quên thăm khám bác sĩ y khoa để có phương pháp điều trị phù hợp nhất!
Theo: EHIB