Bài viết này chia sẻ về những nguyên nhân gãy xương, một số bạn còn trong độ tuổi học sinh có thể sẽ quen với câu hỏi: “Hãy nêu những nguyên nhân gãy xương?” trong môn sinh học. Khi biết được những kiến thức bổ ích này, bạn sẽ có được những biện pháp để phòng tránh tình trạng gãy xương nguy hiểm.
Tai nạn giao thông
Đây là một vấn đề chúng ta đã nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần tốn không ít giấy mực của cánh báo chí. Nó không chỉ là nguyên nhân gây ra gãy xương mà còn có thể dẫn đến vô số nguy cơ khác ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người cả về sức khỏe, vật chất, tinh thần.

Theo thống kê từ một tổ chức y tế uy tín của Hoa Kỳ năm 2017 số ca tai nạn giao thông phải nhập viện bị gãy xương trên toàn thế giới chiếm tới 75%. Hay nói cách khác hầu hết những người bị tai nạn giao thông đều bị những chấn thương liên quan đến gãy xương. Ở Việt Nam thậm chí còn tồi tệ hơn khi đất nước chúng ta đang trong quá trình xây dựng, cơ sở vật chất giao thông chưa được ổn định, tai nạn giao thông nhiều thuộc top châu Á. Tuy chưa có một con số thống kê cụ thể nhưng tôi tin chắc rằng con số này không nhỏ hơn tỷ lệ gãy xương/số ca tại nạn giao thông của thế giới.
Các giới chức trách đang đau đầu tìm ra giải pháp giúp cải thiện tình hình giao thông, giảm thiểu tai nạn và hạn chế gãy xương nếu gặp tai nạn. Tuy nhiên cho tới thời điểm này vẫn chưa hề có động thái gì rõ ràng để thực hiện. Vào những năm trước bộ Giao thông vận tải đã ban hành luật bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia, điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông nhằm hạn chế tình trạng chấn thương sọ não nếu gặp tai nạn.
Trong thời gian gần đây đã xuất hiện nhiều đề xuất để trình quốc hội thông qua như biện pháp khuyến khích hoặc bắt buộc người dân khi tham gia giao thông phải đeo những dụng cụ bảo vệ xương khớp. Tuy nhiên khả năng được phê duyệt của những đề xuất này là rất thấp vì điều kiện kinh tế nước ta chưa cho phép và gây rất nhiều phiền hà cho người dân.
Tai nạn lao động

Những người làm các công việc lao động chân tay có nguy cơ bị gãy xương cao hơn rất nhiều so với ở những người làm ngành nghề khác. Những người công nhân, nông dân, dịch vụ vận chuyển là thành phần hay bị gãy xương nhiều nhất.
Lý do là vì những sự cố khách quan của máy móc, công cụ lao động gây ra hoặc do chủ quan không cẩn thận của người lao động.
Để hạn chế và phòng ngừa tình trạng gãy xương do tai nạn lao động, các bạn cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động và thực hiện đúng các quy tắc an toàn trong khi làm việc.
Các nguyên nhân khác
Ngoài 2 nguyên nhân chính tôi kẻ ở trên, sau đây là những nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ lớn trong những ca bị gãy xương:

- Chấn thương khi chơi thể thao: Các môn thể thao mạo hiểm, đua xe, các bộ môn đối kháng, điền kinh, nhảy dù, trượt patin, trượt ván…
- Đánh nhau, xô sát
- Ngã từ trên cao xuống do leo trèo
- Ngã cầu thang, nô đùa, chạy nhảy bị ngã.
- Người bị bệnh xương thủy tinh rất dễ bị gãy xương khi hoạt động bình thường.
Trong xã hội ngày nay, tình trạng gãy xương ngày càng trở nên phổ biến mà nguyên nhân dẫn đến vô cùng đa dạng. Theo thống kê của bộ y tế trong những năm gần đây, hiện tượng gãy xương không những không giảm mà ngày càng gia tăng hơn cả về số lượng cũng như mức độ nghiêm trọng. Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết được về nguyên nhân gãy xương và có biện pháp bảo vệ cho riêng mình.