Trẻ sơ sinh thường bị đầy bụng dẫn đến biếng ăn, ngủ ít, hay quấy khóc,… làm cho nhiều cha mẹ lo lắng. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết những mẹo chữa sôi bụng cho trẻ sơ sinh tại nhà.
Tại sao trẻ sơ sinh hay bị sôi bụng?
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng chủ yếu là do nguyên nhân về chế độ ăn uống, đặc biệt khi mới sinh, hệ tiêu hoá của trẻ còn khá yếu và non nớt, chưa thể hoàn thiện khoẻ mạnh nên khả năng mẹ cho các bé uống sữa công thức sớm dễ gây ra hiện tượng khó tiêu, sôi bụng.

Bên cạnh đó, việc vệ sinh bình sữa không sạch, pha chế không đúng cách hoặc không đảm bảo vệ sinh cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng sôi bụng, thậm chí kể cả khi trẻ sơ sinh nuốt nhiều không khí trong khi bú cũng dễ gây ra tình trạng đầy bụng.
Một số trẻ bị sôi bụng do không hấp thụ Lactose – Loại đường phức là thành phần phổ biến trong các loại sữa công thức. Đây có thể là yếu tố bẩm sinh khi trẻ không dung nạp được hợp chất này hay trẻ bị rối loạn tiêu hoá, bụng yếu ngay từ khi còn nhỏ.
Ngoài ra, đối với những trẻ bú sữa mẹ, trong trường hợp các mẹ ăn nhiều thực phẩm cay nóng, đồ chiên, dầu mỡ cũng dễ khiến con trẻ bị sôi bụng.
Triệu chứng sôi bụng ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh thường bị sôi bụng khi bú sữa mẹ hoặc dùng sữa công thức, thậm chí việc cho trẻ ăn một số loại chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, váng sữa,… cũng dễ làm trẻ bị tiêu chảy, sôi bụng. Ngoài ra, cha mẹ có thể biết thêm trẻ gặp tình trạng này qua một vài dấu hiệu sau:
- Trẻ bị đầy hơi, bụng cứng
- Hay quấy khóc, bỏ bú, chán ăn
- Nôn trớ, mệt mỏi
- Đại tiện khó, không xì hơi
Những dấu hiệu này không chỉ là biểu hiện của sôi bụng mà có thể của một bệnh lý khác, cha mẹ nên cho trẻ đi thăm khám sớm để biết chính xác tình trạng bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời.
Lưu ý: Sữa bò dễ gây hiện tượng đầy hơi, sôi bụng, rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh nên cha mẹ tốt nhất không nên dùng loại sữa này cho trẻ.
Mẹo chữa sôi bụng cho trẻ sơ sinh tại nhà
Sau đây sẽ là một vài mẹo chữa sôi bụng cho trẻ sơ sinh tại nhà được nhiều người áp dụng:

Massage bụng cho trẻ
Hiện tượng sôi bụng cảnh báo đường ruột của trẻ đang gặp vấn đề. Vì vậy, cha mẹ nên thử dùng phương pháp massage bụng giúp cải thiện hoạt động tiêu hoá. Các động tác được thực hiện:
- Sử dụng ngón trỏ và ngón cái nhẹ nhàng massage từ rốn ra bên ngoài xoay theo chiều kim đồng hồ kết hợp với động tác co duỗi 2 chân trẻ nhằm kích thích tiêu hoá hiệu quả hơn, đẩy lượng khí thừa ra bên ngoài giúp cho trẻ dễ dàng xì hơi. Từ đó, trẻ sẽ dần cảm thấy dễ chịu.
- Động tác này được thực hiện sau khi cho trẻ ăn khoảng 30 phút.
Thay đổi tư thế bú an toàn
Mẹ cần lựa chọn một tư thế phù hợp khi cho con bú để tránh khiến trẻ nuốt nhiều không khí vào trong bụng:
- Với cách bú mẹ: Mẹ đặt đầu trẻ cao hơn dạ dày, song song và nghiêng người trẻ vào trong lòng mẹ.
- Với cách bú bình: Mẹ cầm nghiêng bình sữa một góc 45 độ để sữa luôn đầy trong núm ti. Bên cạnh đó, mẹ hãy chọn những loại bình với thiết kế ván thoát hơi sẽ giúp trẻ không nuốt nhiều không khí khi dùng.
- Sau mỗi lần ăn của trẻ, mẹ hãy vỗ ợ hơi để giúp bé đẩy lượng khí thừa ra bên ngoài cơ thể, từ đó giảm các dấu hiệu sôi bụng, đầy hơi và cả tình trạng ọc sữa.
Cẩn thận với các loại sữa công thức
Khi chọn sữa công thức cho trẻ, mẹ nên đọc kĩ thành phần dinh dưỡng có trên nhãn mác sản phẩm, nên chọn những loại sữa nhiều chất xơ, có tính mát và hạn chế lượng đường lactose giúp trẻ dễ dàng hấp thu hơn.
Còn đối với trẻ bú sữa mẹ, trong trường hợp mẹ có nguồn sữa dồi dào thì nên vắt bỏ lớp sữa đầu tiên trước khi cho con bú, vì lượng sữa này sẽ có nhiều lactose, khiến trẻ bị ợ chua và không tốt cho hệ tiêu hoá còn non nớt.
Lưu ý vệ sinh sạch sẽ trước khi cho con bú
Bất cứ vật dụng nào hay khi cơ thể tiếp xúc với trẻ sơ sinh cần đảm bảo vệ sinh như bầu ngực, núm vú hay 2 bàn tay của mẹ. Ngoài ra, trong trường hợp trẻ uống sữa công thức, mẹ cần học cách pha đúng nhất, rửa và tiệt trùng bình cũng như các dụng cụ pha sữa một cách cẩn thận cả trước và sau khi cho con bú.
Lưu ý: Khi rót sữa vào bình, mẹ cũng không nên rót quá mạnh sẽ sinh ra lượng bọt khí đáng kể, hãy khuấy nhẹ để sữa tan ra rồi dựng bình đứng trong vòng 5 – 10 phút để cho sữa nghỉ, đồng thời làm tan lớp bọt khí. Đây là cách hiệu quả giúp trẻ tránh được tình trạng sôi bụng.
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên ăn gì?
Với những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, chế độ dinh dưỡng của người mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hoá của con trẻ. Vì vậy, mẹ cần giữ gìn một nguồn sữa chất lượng theo những lưu ý sau:
- Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và đủ chất.
- Mẹ nên chọn nguồn thực phẩm tươi phong phú, ăn đa dạng chứ không nên kiêng khem nhiều để đảm bảo nguồn dinh dưỡng. Tuy nhiên có một số thực phẩm sau mà mẹ cần phải tránh là: Đồ ăn nhiều gia vị, dầu mỡ, đồ uống có cồn, có gas, các chất kích thích,…
- Những loại thực phẩm gây khó tiêu, sôi bụng ở trẻ cần hạn chế ăn là: Cam, quýt, cà chua, cải bắp, súp lơ, chế phẩm từ đậu nành. Thay vào đó, mẹ nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và lượng chất béo, chất đạm cân bằng.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn.
Những mẹo chữa sôi bụng cho trẻ sơ sinh tại nhà cùng một số kiến thức khác đã được tổng hợp trong bài viết này. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích cho nhiều bạn đọc. Chúc các mẹ có một hành trình nuôi con khỏe mạnh và nhiều năng lượng!