Mề đay cholinergic là một dạng mề đay gây tổn thương da khi nhiệt độ cơ thể tăng cao. Bệnh kéo dài, thường xuyên tái phát làm ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh.
Mề đay cholinergic là gì?
Mề đay cholinergic là tình trạng do cholin xảy ra khi cơ thể bài tiết mồ hôi, thân nhiệt tăng. Lúc này, cơ thể giải phóng hợp chất hữu cơ acetylcholine, kích thích tế bào mast (dưỡng bào) phóng thích histamin gây nên triệu chứng nổi mẩn ngứa.
Bệnh này thường có thể tự khỏi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, một số trường hợp tình trạng bệnh kéo dài, quay lại liên tục dẫn đến tình trạng mãn tính.
Một số triệu chứng thường gặp của mề đay do cholin gồm:
- Nóng, ngứa rát vùng da trước khi tổn thương
- Nốt đỏ mọc ở bất kỳ đâu nhưng phổ biến là chân, tay
- Xuất hiện các vết ban đỏ kích thước 1-4mm
- Một số triệu chứng toàn thân như đau bụng, tiêu chảy, phù mạch, đau đầu…
Nguyên nhân gây mề đay cholinergic
Nguyên nhân gây bệnh do sự tăng lên của nhiệt độ cơ thể. Một số yếu tố dẫn đến tình trạng cơ thể nóng lên gồm:
- Quá trình luyện tập thể dục, thể thao da nhiều mồ hôi bít tắc lỗ chân lông
- Đang bị sốt
- Ăn các loại thức ăn cay nóng
- Tắm nước quá nóng
- Tâm trạng lo lắng
- Ở trong môi trường nhiệt độ nóng
- Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, chống viêm
- Người làm việc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời
Một nguyên nhân khác dẫn đến mề đay cholinergic có thể do nhiễm ký sinh trùng. Các loại ký sinh trùng như giun, sán… di chuyển vào nội tạng, cơ thể phát hiện và sinh ra hoạt chất để bảo vệ dẫn đến tình trạng mẩn, dị ứng.
Mề đay cholinergic có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi, giới tính nào. Tuy nhiên theo các nghiên cứu khoa học, tỷ lệ đàn ông mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ. Tình trạng bệnh này thường xảy ra chủ yếu từ 16-30 tuổi. Ngoài ra, bạn có nguy cơ bị bệnh cao hơn nếu đã từng gặp các vấn đề về da khác hoặc trong gia đình có người từng bị bệnh.
Mề đay cholinergic có nguy hiểm không?
Bệnh đa phần có thể khỏi nhanh sau 2-7 ngày, không gây nguy hiểm nếu người bệnh điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bệnh cholinergic kéo dài, thường xuyên tái phát nếu không được điều trị kịp thời bằng biện pháp phù hợp.
Mề đay cholinergic có thể gây ra một số biến chứng như dị ứng lan ra rộng, trường hợp nặng có thể dẫn tới sốc phản vệ đe dọa tính mạng. Nếu để lâu dài, bệnh thành mãn tính gây bất tiện cho cuộc sống cho những người thường xuyên đổ mồ hôi, tập luyện thể dục thể thao. Vì vậy, việc phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời là rất quan trọng.
Bệnh này có nhiều loại khác nhau. Trong đó mề đay vật lý là là bệnh về tổn thương da cấp do các tác nhân vật lý không chỉ gây tổn thương tại vị trí mề đay mà còn kèm theo các triệu chứng toàn thân nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về bệnh này mời bạn tìm hiểu về: Mề đay vật lý.
Mề đay cholinergic có chữa được không?
Đây là bệnh có thể chữa khỏi được theo các phương pháp do bác sĩ chỉ định kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Dưới đây là một số cách giúp chữa bệnh hiệu quả:
Điều trị bằng tây y
Các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc điều trị trong trường hợp bệnh kéo dài và không thuyên giảm. Dưới đây là một số thuốc phổ biến:
Acid nicotinic
Là loại thuốc giúp giảm triệu chứng gây ra của bệnh mề đay cholinergic. Tuy nhiên tác dụng phụ của thuốc có thể khiến người bệnh mệt mỏi, buồn nôn. Vì vậy người bệnh cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ về liều dùng, cách dùng.
Methacholine 0.02%
Thuốc dạng tiêm giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa rát, khó chịu do bệnh mề đay cholinergic gây nên.
Carbamyl Cholin 0.002%:
Một loại thuốc dạng tiêm khác cũng giúp giảm triệu chứng của bệnh hiệu quả.
Nhóm thuốc kháng histamin
Một số loại thuốc kháng histamin giúp điều trị bệnh gồm Cetirizin, Loratadin và Desloratadin. Đây là những loại thuốc giúp giảm triệu chứng ngứa rát do bệnh gây ra hiệu quả.
Các nhóm thuốc khác
Căn cứ theo trường hợp bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng và loại phù hợp như thuốc giảm đau, giảm ngứa…
Điều trị bằng phương pháp dân gian
Các phương pháp dân gian giúp giảm triệu chứng bệnh an toàn, không tác dụng phụ. Một số loại dược liệu được sử dụng phổ biến gồm:
Dùng lá bạc hà
Lá bạc hà giúp hạ nhiệt hiệu quả vì vậy rất tốt trong điều trị bệnh mề đay cholinergic. Dùng lá bạc hà chà xát lên vùng da bị ngứa hoặc nấu nước tắm giúp làm dịu vùng da bị ngứa rát, giảm viêm và ngăn ngừa những tổn thương cho da. Thực hiện bằng cách cho một nắm lá bạc hà và một ít muối biển vào khoảng 4 lít nước, đun sôi. Sử dụng nước nấu lá bạc hà để tắm.
Dùng nha đam
Nha đam giúp giảm triệu chứng ngứa rát hiệu quả. Thực hiện bài thuốc bằng cách dùng phần gel của cây nha đam thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương, để trong 15 phút sau đó rửa lại với nước ấm.
Dùng lá khế
Nước tắm lá khế giúp giảm triệu chứng ngứa, tiêu viêm, sát khuẩn hiệu quả. Sử dụng lá khế chữa trị bệnh mề đay cholinergic bằng cách dùng lá khế, muối tinh nấu nước tắm.
Nước trà xanh giúp giảm nóng cơ thể
Trà xanh có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, giảm nóng hiệu quả. Uống nước trà xanh cho thêm một ít nước cốt chanh hoặc mật ong để giảm triệu chứng mề đay cholinergic.
Chú ý đến chế độ ăn uống, lối sống khoa học
Tránh các loại thực phẩm có thể gây dị ứng
Các thực phẩm có thể gây dị ứng như hải sản, đồ ăn lạ. Bởi những loại thực phẩm này có thể kích hoạt mề đay làm vết ngứa rát do bệnh nặng hơn.
Hạn chế đồ ăn cay nóng
Bệnh thường nặng hơn khi nhiệt độ cơ thể nóng hơn. Đồ ăn cay nóng có thể làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Vì vậy người bệnh nên hạn chế những thực phẩm này trong danh mục đồ ăn hàng ngày.
Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn
Các thực phẩm chế biến sẵn thường có lượng chất phụ gia, bảo quản không tốt cho cơ thể người bệnh, gây nóng, kích ứng da.
Tránh tắm nước nóng, nhiệt độ môi trường cao trong thời gian dài.
Mề đay cholinergic sẽ không đáng lo ngại nếu người bệnh tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ kết hợp kiêng khem khoa học. Hy vọng những thông tin tổng hợp trên hữu ích với bạn!
Theo: EHIB