Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú là thắc mắc mà rất nhiều các bà mẹ gặp phải vì hiện tượng phụ nữ sau sinh bị nổi mề đay là khá phổ biến. Sự lo lắng đó cũng là bình thường bởi ai cũng muốn dành những điều tốt nhất cho con của mình, đặc biệt là các em bé sơ sinh. Bài giúp này sẽ giúp các bạn có những thông tin hữu ích về vấn đề này.
Nguyên nhân phụ nữ sau sinh bị nổi mề đay
Sau sinh nở, phụ nữ bị nổi mề đay là hết sức bình thường. Biểu hiện của bệnh này là trên da xuất hiện những mẩn đỏ, bề mặt da bị sưng nhẹ có thể thành từng nốt nhỏ hoặc trên từng mảng da rộng. Nổi mề đay làm cho cơ thể ngứa ngáy, khó chịu, làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Chúng ta cùng tìm hiểu những nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh bị nổi mề đay qua những thông tin sau đây:
- Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến có thể là căng thẳng sau sinh. Cơ thể người phụ nữ đã phải trải qua những thay đổi trong quá trình mang thai và sinh con rất lớn. Cơ thể mệt mỏi, sức khỏe giảm sút, suy giảm hệ miễn dịch. Chính vì vậy mà các dị nguyên có điều kiện xâm nhập vào cơ thể một cách dễ dàng gây nên tình trạng nổi mề đay.
- Đồng thời, nội tiết tố cũng biến đổi đột ngột làm cho cơ thể chúng ta chưa thích nghi kịp thời và trở nên quá mẫn cảm. Đó cũng là lý do bị nổi mề đay.
- Tâm lý căng thẳng của người mẹ trong giai đoạn đầu chăm sóc con: Sau khi sinh con, giờ giấc sinh hoạt thay đổi, áp lực trong việc chăm sóc em bé cũng như thay đổi về nội tiết tố… làm cho nhiều mẹ bị căng thẳng, mất cân bằng. Tâm lý căng thẳng đó càng khiến cho cơ thể trở nên nhạy cảm hơn dẫn đến khả năng bị nổi mề đay cao hơn.
- Việc kiêng khem sau sinh cũng rất quan trọng tuy nhiên kiêng khem phản khoa học cũng có thể dẫn tới cơ thể nổi mề đay. Có rất nhiều mẹ kiêng theo những nguyên tắc từ thời xa xưa như: kiêng tắm, kiêng gió, kiêng rất nhiều thực phẩm… điều đó dẫn đến việc cơ thể bị thiếu chất, lỗ chân lông bị bít tắc, gây khó chịu, ngứa ngáy, thậm chí là viêm da.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc được sử dụng trong quá trình sinh nở như: thuốc kích đẻ, thuốc gây tê ngoài màng cứng, thuốc gây mê… Sau khi sinh có thể các loại thuốc này chưa được đào thải hết hoàn toàn mà vẫn còn trong cơ thể có thể nên gây kích ứng, dẫn tới làm xuất hiện hiện tượng nổi mề đay.
- Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như dị ứng với thời tiết, thức ăn lạ hoặc mỹ phẩm…
Xem thêm: Bà bầu bị nổi mề đay có nguy hiểm không
Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?
Theo các nghiên cứu thì bệnh mề đay là một bệnh biểu hiện bên ngoài da da không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Nên nếu mẹ đang thắc mắc rằng mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú hay không thì câu trả lời là có. Mẹ vẫn có thể cho con bú sữa mẹ một cách bình thường.
Tuy nhiên, cần lưu ý trong trường hợp mẹ bị nổi mề đay nếu do nguyên nhân bị nhiễm trùng cấp thì những tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm mốc, vi-rút có thể lây lan từ mẹ sang bé qua việc tiếp xúc gần gũi.
Chính vì vậy, khi mẹ bị nổi mề đay thì cần bình tĩnh để xác định xem nguyên nhân gây mề đay là vì sao để có giải pháp thích hợp là có nên cho con bú hay không.
Với những trường hợp mẹ điều trị mề đay bằng thuốc Tây thì cần phải hỏi rõ và lưu ý việc đang cho con bú với bác sĩ điều trị. Đồng thời cần tham khảo các thông tin ở toa thuốc. Thành phần của thuốc Tây điều trị nổi mề đay có thể đi vào sữa làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.
Cách điều trị bệnh nổi mề đay cho phụ nữ sau sinh
Nổi mề đay gây ngứa nên để giảm ngứa có thể chườm nóng bằng muối rang sẽ làm da dịu đi và có thể làm giảm đi sự lan rộng của mề đay. Chú ý để tránh bị bỏng da, đau rát thì sản phụ nên chườm ở nhiệt độ phù hợp và tránh xát muối trực tiếp vào da.
Nên kiêng nhóm thực phẩm có thể gây dị ứng như thịt bò, hải sản… để tránh gây kích ứng da. Đồng thời bổ sung nhiều nước và rau củ quả xanh để tăng cường sức đề kháng.
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc uống và thuốc bôi trị mề đay. Tuy nhiên, phụ nữ đang cho con bú phải hết sức cẩn trọng khi sử dụng để tránh làm ảnh hưởng đến nguồn sữa và em bé. Chính vì vậy việc sử dụng các mẹo dân gian được áp dụng chữa nổi mề đay từ các loại lá tự nhiên như: lá kinh giới, lá tía tô, trà xanh, đinh lăng, lá khế, củ gừng tươi…
Phương pháp phòng tránh tái phát mề đay sau sinh
Bên cạnh điều trị bệnh các mẹ cũng cần quan tâm đến phương pháp phòng tránh việc mề đay tái phát nhiều lần.
Nếu mẹ xác định nguyên nhân gây kích ứng nổi mề đay thì có thể tránh tiếp xúc với chúng một lần nữa.
Việc kiêng khem trong thời gian ở cữ vẫn được thực hiện nhưng phải khoa học. Vệ sinh sạch sẽ cơ thể hàng ngày bằng nước ấm.
Nếu quá mệt mỏi thì cần chia sẻ việc chăm sóc em bé với người thân để tránh căng thẳng, mệt mỏi. Tâm sự cởi mở với bạn bè, người thân và chồng để giảm căng thẳng về tâm lý khi mới sinh con.
Như vậy, với những thông tin được đưa ra trong bài viết sẽ giúp các bạn trả lời cho nỗi băn khoăn “Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?”. Các bà mẹ hãy tự lắng nghe cơ thể mình để điều chỉnh và dành những gì tốt đẹp nhất cho bé con của mình. Trong thời gian cho con bú, các mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và dùng thuốc để sự an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé được đảm bảo.