Lao cột sống hay còn được gọi là bệnh mục xương, là một dạng bệnh lý lao ngoài phổi. Đây là một trong những bệnh thường gặp phải nhất trong hệ vận động. Ngoài ra, nó còn có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề như là cong vẹo cột sống, liệt chi dưới,… Vậy bệnh lao cột sống là gì? Lao cột sống có lây không và làm cách nào để phòng tránh? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để có thêm thông tin nhé
Lao cột sống là gì

Lao cột sống gây ra bởi vi khuẩn lao sau khi chúng xâm nhập vào phổi hay là hệ thống tiêu hóa sẽ theo đường máu đến khu trú tại bộ phận nào đó của xương khớp, gây ra bệnh. Bệnh gây ra khi có hiện tượng nhiễm trùng xương khớp mạn tính thường xuất hiện ở đĩa đệm và thân khớp cột sống. Thông thường lao khớp cột sống thường xuất phát ở vùng xương xốp, rồi từ đó lan nhanh ra xung quanh gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Nếu như phát hiện muộn thì khả năng cao sẽ gây nhiễm trùng dẫn tới tử vong.
Lao cột sống thường gây ra những thương tổn ở vùng đĩa đệm và thân đốt sống. Hiếm khi gây ra những tổn thương ở cung sau và có thể xảy ra sau khi đã mắc bệnh lao phổi, lao hạch và cũng có thể là do xuất phát từ lao cột sống.
Người nào có nguy cơ mắc bệnh cao nhất
Nhìn chung thì bệnh lao có khả năng lây nhiễm rất cao nên bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh. Nhất là đối với những người có hệ miễn dịch yếu, rất dễ bị vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể qua đường không khí.
Những triệu chứng hay gặp nhất ở lao cột sống

- Trong giai đoạn đầu, dấu hiệu của bệnh thường là những cơn đau đơn đến từ vùng đốt sống đang phải chịu tổn thương.
- Ở giai đoạn sau, cơn đau này sẽ lan dần theo rễ dây thần kinh tương ứng và cơn đau có xu hướng tăng dần lên và đau nhiều hơn mỗi khi đi lại, mang vác vật nặng, thậm chí khi ho hay hắt hơi.
- Lao cột sống là căn bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi trùng lao nên có các triệu chứng của nhiễm trùng nói chung, như là đau đầu, mệt mỏi, cơ thể suy yếu, chán ăn, và hay bị sốt vào buổi chiều
- Cơn đau xuất hiện liên tục ở vùng đốt sống bị tổn thương, đốt sống đang chịu tổn thương sẽ bị lồi ra ở phía sau làm cho cột sống có thể bị lệch vẹo và suy giảm khả năng vận động.
- Tùy vào từng vị trí của đốt sống đang gặp thương tổn mà có những triệu chứng thần kinh khác nhau. Chẳng hạn như là liệt hai chân, rối loạn cơ, tiểu tiện đại tiện mất tự chủ, nặng hơn nữa là gây teo cơ ở hai chi dưới
- Ở giai đoạn toàn phát, vùng đĩa đệm và cột sống sẽ chịu sự tàn phá nghiêm trọng, đồng thời tạo thành ổ áp-xe lạnh ở xung quanh vùng bị tổn thương.
Lao cột sống có lây không
Lao cột sống là một trong những trường hợp của bệnh lao xương khớp. Bệnh lao xương khớp này xảy ra do sự xâm nhập của vi khuẩn lao tại hệ thống xương khớp. Lao xương được lây lan do các vi khuẩn lao phổi đã xâm nhập vào hệ tiêu hóa và theo đường máu di chuyển tới các bộ phận khác của xương, và phá hủy xương khớp tại khu vực chúng cư trú. Có thể, lao phổi là một căn bệnh hoàn toàn có thể lây sang cho người khác, và nếu như nguyên nhân bạn bị lao cột sống là do lao phổi lây lan thì hoàn toàn có khả năng lây nhiễm.

Tuy nhiên theo nhiều ý kiến của các chuyên gia, thì bệnh lao xương khớp ít có sự lây truyền hơn là lao phổi. Do đó người bệnh cần phải có được sự chẩn đoán chính xác nhất, đê biết được bệnh nhân lao xương khớp có đang bị lao tại các bộ phận khác trong cơ thể hay không. Đặc biệt nếu như người bệnh mắc thêm cả lao phổi thì phải cách ly kịp thời và tìm ra biện pháp phòng tránh.
Do đó, có thể thấy bệnh lao xương khớp hoàn toàn có khả năng lây nhiễm nếu như người bệnh bị kèm theo lao phổi. Chính vì thế cần phải chủ động phòng tránh cho bản thân cũng như là cho xã hội về căn bệnh lây nhiễm này.
Những điều cần chú ý để phòng tránh sự lây lan của bệnh lao
Cách triệt để nhất là luôn giữ cho cơ thể được khỏe mạnh, sức khỏe dồi dào, sức đề kháng tốt, như thế mới có thể chủ động phòng tránh được bệnh. Và trong quá trình điều trị, bạn cũng nên chú ý những vấn đề sau:
- Cách ly với người bệnh lao cột sống để phòng tránh sự lây nhiễm
- Kiểm tra sức khỏe mỗi khi tiếp xúc với người bệnh lao
- Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ đúng quy trình điều trị
- Có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học
- Tập thể thao, thể dục thường xuyên để có thể nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
Qua bài viết trên đã cung cấp thông tin cho bạn đọc về thắc mắc lao cột sống có lây không. Từ đó có được sự phòng tránh kịp thời cho bản thân. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe