Lang ben ở mông và vùng kín dẫn tới rất nhiều rắc rối trong cuộc sống thường ngày, đặc biệt là các cặp vợ chồng. Một số người bệnh có thể nhầm lẫn giữa tình trạng trên với các bệnh vùng kín. Vậy để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, mời bạn cùng theo dõi những thông tin sau đây!
Lang ben ở mông
Lang ben ở mông là gì?
Tương tự như ở những vùng da khác, lang ben ở mông cũng có biểu hiện là những mảng da có màu sẫm có viền rõ rệt, vảy cứng và gây ngứa. Xung quanh viền những nốt lang ben này có thể có thêm những mụn nhỏ. Đường kính các nốt thẫm màu chừng vài cm.
Nguyên nhân thường do nấm T.Rubrum và E. Floccosum gây ra. Chúng sẽ tiết ra enzyme keratinase khiến da xuất hiện tình trạng vảy và mụn nước. Bệnh dễ tái phát vào mùa nóng ẩm và dễ lây lan ra các vùng da khác.
Những đối tượng dễ mắc lang ben ở mông
- Người vệ sinh cá nhân kém, khi tắm rửa xong vẫn để lại các mảng da bị nhờn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm gây bệnh sinh sôi, phát triển.
- Những người bị nấm chân cũng rất dễ mắc lang ben ở mông do có sự lây lan của vi nấm.
- Công nhân làm việc với cường độ cao dẫn tới lượng mồ hôi và bã nhờn tiết ra nhiều.
- Những người mặc đồ quá bó sát, không thông thoáng hoặc thường xuyên lội xuống ao, bùn.
- Thường xuyên sử dụng dịch vụ tắm xông hơi cũng dễ lây nhiễm mầm bệnh.
Biện pháp chữa lang ben ở mông
Để điều trị bệnh, giải pháp đầu tiên cần thực hiện là sử dụng thuốc hoặc gel kháng nấm ban đầu. Các bác sĩ có thể sẽ kê toa cho bạn thêm thuốc giảm ngứa hydrocortiso. Trường hợp bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần dùng một số loại thuốc uống như itraconazole, terbinafine.
Trong quá trình điều trị, để da mau chóng phục hồi thì người bệnh nên tuân thủ theo đúng chỉ dẫn, liều lượng và lời khuyên của bác sĩ. Với các loại thuốc bôi, bạn nên dùng trong khoảng 3 tuần, mỗi ngày dùng đều 1-2 lần. Ngoài ra, bạn không nên mặc quần áo bó sát người để tránh việc bã nhờn sản sinh nhiều.
Bên cạnh đó, nếu bạn bị lang ben ở những vị trí khác như lưng, chân tay hay lang ben ở mặt thì các loại thuốc trên cũng có thể sử dụng được. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn vấn đề này, bạn nên tham khảo bài viết đi kèm sau đây!
Lang ben ở vùng kín
Bên cạnh lang ben ở mông, bệnh có thể xuất hiện tại cả vùng kín. Tình trạng này chỉ gây ngứa ở bộ phận sinh dục và không gây ra các bệnh lý khác. Do đó nếu bạn thấy da ở vùng kín có màu khác biệt với vùng da khác thì nên cảnh giác bệnh.
Đối tượng có nguy mắc lang ben ở vùng kín
- Thanh thiếu niên đang trong giai đoạn dậy thì, phổ biến là độ tuổi 16 – 18 tuổi. Bởi vì đây là quãng thời gian có sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể và đề kháng của da không ổn định. Bên cạnh đó, đây cũng là độ tuổi vận động nhiều khiến mồ hôi và bã nhờn tiết ra liên tục. Từ đây vi nấm sẽ sinh sôi và gây bệnh.
- Những người làm việc dưới môi trường nước như nông dân, thợ đánh bắt thủy sản. Đặc biệt, nếu nguồn nước không đảm bảo vệ sinh sẽ càng dễ khiến lang ben xuất hiện.
- Người dùng chung đồ cá nhân với người đã bị bệnh như quần áo thì khả năng mắc bệnh khá cao.
Cách xử lý khi bị lang ben ở vùng kín
Vùng kín là vị trí nhạy cảm nhất, những bệnh lý về da ở khu vực này đều gây cảm giác vô cùng khó chịu cho người bệnh. Do đó bạn cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách. Khi vệ sinh, bạn không nên chà xát hoặc dùng chất tẩy rửa mạnh vì có thể khiến da bị tổn thương, nhiễm trùng.
Đối với nữ giới, nếu trong thời gian ra hành kinh thì nên thay băng vệ sinh thường xuyên để tránh tích tụ chất bẩn khiến vi nấm phát triển thêm. Trường hợp bệnh ở mức độ nặng thì bạn nên tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng hướng.
Người bệnh nên tuân thủ theo đúng chỉ dẫn dùng thuốc về liều lượng, thời gian sử dụng thuốc mà bác sĩ đưa ra. Các loại thuốc kê toa tại chỗ có thể dùng để chữa bệnh gồm có ASA, Nizoral, BSI và Antimycose.
Ngoài ra, khi mắc lang ben ở vùng kín thì bạn có thể dùng thuốc dạng viên uống như Sporal. Thời gian dùng thuốc là 7 ngày, liều lượng theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Cách ngăn ngừa lang ben vùng kín tái phát
Như bài viết đã nêu rõ, vùng kín là vùng da nhạy cảm, có độ ẩm thấp nên việc bị vi khuẩn gây bệnh, các loại vi nấm tấn công là điều không thể tránh khỏi. Để ngăn ngừa tình trạng này tái phát thì bạn nên tham khảo những hướng dẫn sau:
- Người bệnh không nên mặc đồ quá gò bó hoặc ngồi lâu một vị trí vì sẽ khiến da ở vị trí này bí bách. Đặc biệt bạn nên lựa chọn những loại quần áo từ chất liệu thông thoáng để vùng da này không bị tích tụ mồ hôi.
- Thường xuyên bổ sung thêm nước, vitamin C và rau xanh để giúp cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng.
- Dùng thuốc chữa bệnh theo chỉ định của bác sĩ. Với lang ben ở vùng kín thì người bệnh không được phép tự ý dùng bất kỳ biện pháp chữa bệnh nào tại nhà. Trong đó gồm việc dùng các thảo mộc hay bài thuốc dân gian. Vì những thành phần này khi sơ chế có thể chưa sạch hết vi khuẩn bên ngoài.
- Tránh quan hệ tình dục trong thời gian bị bệnh vì có thể sẽ lây nhiễm cho đối tượng còn lại hoặc khiến bệnh trở nên nghiêm trọng, lây lan nhanh hơn.
Như vậy bài viết đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết về bệnh lang ben ở mông và vùng kín. Đây là tình trạng có tính chất lây lan, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống người bệnh. Do đó việc phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ngăn chặn bệnh phát triển. Hy vọng bài viết đã đem lại cho bạn những kiến thức bổ ích.
Theo: EHIB