Lác đồng tiền ở trẻ em là căn bệnh gây ra nhiều mối nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ em nhưng rất nhiều người còn mơ hồ, ít kiến thức về căn bệnh này. Dẫn đến việc trẻ bị lác đồng tiền không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Lác đồng tiền ở trẻ em là bệnh gì?
Lác đồng tiền ở trẻ em là tên gọi dân gian của bệnh hắc lào. Căn bệnh này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, trẻ em thường mắc phải bệnh lác đồng tiền nhiều hơn. Bởi trẻ nhỏ chưa biết cách vệ sinh cá nhân sạch sẽ cũng như cách phòng tránh bệnh hiệu quả.
Lác đồng tiền gây ra những vết đốm hình tròn như đồng tiền trên các vùng da bị viêm nhiễm. Các vết đốm này sẽ dần tăng trưởng về kích thước và xuất hiện nhiều hơn theo sự phát triển của bệnh.
Các vị trí trên cơ thể trẻ thường xuất hiện nốt lác đồng tiền là vùng bẹn, da đầu, nách, mặt, móng chân, kẽ ngón tay,…
Đây là căn bệnh rất khó điều trị dứt điểm. Do đó, nếu phụ huynh không quan tâm điều trị bệnh kịp thời cho trẻ có thể khiến bé mắc bệnh lác đồng tiền mãn tính và phải sống chung với căn bệnh này cả đời.
Nguyên nhân gây bệnh lác đồng tiền ở trẻ em
- Trẻ mắc bệnh do tiếp xúc với người đang mắc bệnh lác đồng tiền hoặc tiếp xúc với lông động vật, các đồ dùng, vật dụng có chứa nấm gây bệnh. Bởi loại nấm gây bệnh lác đồng tiền có thể tồn tại đến 20 tháng ở môi trường bên ngoài.
- Trẻ không được vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày: Da trẻ em khá mỏng và rất nhạy cảm, dễ bị trầy xước trong quá trình học tập, vui chơi. Chính vì vậy, nếu hàng ngày trẻ không được tắm rửa sạch sẽ, đặc biệt là những vùng da có nếp gấp như: Bẹn, nách, kẽ ngón chân, ngón tay,….sẽ rất dễ bị nấm gây bệnh lác đồng tiền tấn công.
- Môi trường sinh sống không lành mạnh: Phòng ngủ của trẻ bị ẩm thấp, thiếu ánh sáng, không gian sinh hoạt chung chật chội, bí bách hoặc trường lớp nơi trẻ học không thông thoáng, không được vệ sinh sạch sẽ,…đều là điều kiện thuận lợi để tác nhân gây bệnh tấn công cơ thể trẻ.
Dấu hiệu nhận biết bệnh
- Các vùng da trên cơ thể trẻ xuất hiện các vết mờ, vết đốm đỏ hình bầu dục. Các vết này có ranh rới rõ ràng với nhau, màu da bên trong đường ranh giới này nhạt hơn so với màu đường viền.
- Xuất hiện các vết mụn nhỏ chứa dịch bên trong, mọc xen kẽ nhau trên các vùng da bị bệnh. Qua mỗi ngày, các nốt mụn này sẽ lớn lên về kích thước và số lượng ngày càng nhiều.
- Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, ngứa ngáy khó chịu. Với trẻ nhỏ có thể bỏ ăn, chán ăn. Trẻ lớn hơn khi mắc bệnh không còn hoạt bát, nhanh nhẹn như ngày thường.
- Trẻ liên tục dùng tay để gãi các vị trí da bị ngứa ngáy do bệnh lác đồng tiền gây ra.
Cách chữa bệnh lác đồng tiền ở trẻ em an toàn, hiệu quả
Để việc chữa trị lác đồng tiền ở trẻ em đạt được hiệu quả tốt, không làm bé đau đớn, các phụ huynh cần phải thực hiện tốt các vấn đề bác sĩ khuyến cáo. Ngoài ra, bố mẹ cần thực hiện một cách kiên trì, tránh dẫn đến tình trạng nhờn thuốc.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị lác đồng tiền ở trẻ em đang được áp dụng phổ biến:
Dùng thuốc Tây để điều trị lác đồng tiền ở trẻ em
Loại thuốc thường được sử dụng để điều trị lác đồng tiền ở trẻ em là thuốc dạng bôi. Một số loại thuốc phổ biến là: clotrimazole, tolnaftate hay miconazole.
Các loại thuốc này chỉ được sử dụng một lượng rất nhỏ mỗi khi bôi. Vì vậy, khi sử dụng, phụ huynh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để tránh tình trạng dị ứng thuốc ở trẻ nhỏ.
Với các trường hợp sử dụng thuốc trị lác đồng tiền dạng viên thường có dược tính rất mạnh. Vì vậy, bố mẹ cần liên tục theo dõi phản ứng của trẻ để xử lý kịp thời các dấu hiệu bất thường xảy ra với trẻ.
Áp dụng các bài thuốc Đông y
Các bài thuốc Đông y chữa lác đồng tiền ở trẻ em thường rất an toàn, hiếm khi gây ra những phản ứng không mong muốn. Tuy nhiên, phụ huynh cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng, tuyệt đối không được tự ý điều trị cho trẻ tại nhà bằng các bài thuốc tham khảo trên mạng. Điều này có thể khiến trẻ gặp phải những rủi ro đáng tiếc.
Chữa lác đồng tiền cho trẻ bằng mẹo dân gian
- Cách 1: Phụ huynh lấy 1 nắm đậu đũa, rửa sạch rồi giã nát để lọc lấy nước cốt. Sau đó, bạn dùng nước cốt đậu đũa bôi lên vùng da bị lác đồng tiền để trong 1 giờ đồng hồ rồi rửa lại vết thương bằng nước ấm.
- Cách 2: Phụ huynh lấy 1 quả chuối tiêu xanh vừa hái xong (còn chảy nhựa) rồi thái lát đắp trực tiếp lên các khu vực bị bệnh. Sau 30 phút, phụ huynh bỏ các lát chuối ra và rửa lại vết thương cho trẻ
Mỗi ngày, phụ huynh áp dụng mẹo dân gian chữa lác đồng tiền cho con từ 2-3 lần.
Lưu ý: Trong quá trình điều trị bệnh lác đồng tiền cho trẻ em, khi nhận thấy trẻ bị mẩn ngứa, nôn mửa, tiêu chảy,…bạn cần dừng thuốc ngay lập tức. Sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được xử lý kịp thời.
Ngoài ra, phụ huynh cần tổng vệ sinh sạch sẽ không gian sinh sống của cả gia đình, nhất là phòng ngủ và đồ chơi của trẻ. Đồng thời giặt sạch sẽ, phơi nắng các vật dụng cá nhân của trẻ để loại bỏ nguồn gốc lây bệnh và phòng ngừa nguy cơ bệnh tái phát.
Lác đồng tiền ở trẻ em là căn bệnh rất dễ chuyển sang thể mãn tính gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe của trẻ. Do đó bố mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ cẩn thận hơn nữa để bảo vệ con yêu một cách tốt nhất.