Hen phế quản chắc chắn là căn bệnh không còn xa lạ đối với người Việt từ xa xưa cho đến nay. Căn bệnh này kéo dài dai dẳng, gây ra không ít phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Để hiểu hơn những thông tin quan trọng về căn bệnh này, xin mời độc giả đọc bài viết dưới đây.
Hen phế quản là gì?
Hen phế quản trong dân gian vẫn thường được gọi là bệnh hen suyễn. Đây là chứng bệnh gây ra do đường thở bị viêm nhiễm, bị thu hẹp lại gây ra tình trạng tiết chất nhầy, khó thở, ho nhiều… Bệnh hen phế quản có thể xảy ra ở rất nhiều đối tượng khác nhau, trong đó trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc phải nhiều nhất.

Bệnh hen phế quản có nguy hiểm không?
Hen phế quản được coi là nỗi ám ảnh của nhiều người trong cuộc sống hàng ngày. Có thể nói đây là một trong những bệnh lý về đường hô hấp khá nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp nhiềuHen phế quản là gì bất tiện trong cuộc sống, thậm chí gây ra những biến chứng hết sức nguy hiểm như: xẹp phổi, suy hô hấp, tổn thương não, tràn khí màng phổi…
Trong xã hội hiện đại vẫn có không ít người phải sống chung với căn bệnh hen suyễn. Trên thực tế, đây là căn bệnh rất khó để chữa trị dứt điểm và dễ tái phát đi tái phát lại. Để có thể duy trì trạng thái ổn định, cải thiện tình trạng bệnh, người bệnh cần tiến hành các phương pháp điều trị phù hợp, thường xuyên thăm khám và lắng nghe lời khuyên từ các chuyên gia y tế. Tuyệt đối không nên thờ ơ, chủ quan dù biết mình mắc bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra hen phế quản, bao gồm cả các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất.
Các yếu tố gây dị ứng hô hấp
Các yếu tố gây dị ứng hô hấp rất đa dạng, đó có thể là các tác nhân bên ngoài môi trường như: bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật, khói thuốc, bụi kim loại… Một số bệnh nhân lại gặp dị ứng với các loại hải sản, trứng, lạc, thịt gà… Hay sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, tác nhân thời tiết cũng có thể gây nên căn bệnh hen suyễn.
Các căn bệnh về hô hấp trên
Ngoài sự tác động từ bên ngoài, không ít người bị hen phế quản do ảnh hưởng của các bệnh về đường hô hấp trên. Cụ thể có thể kể đến một số bệnh rất phổ biến như: viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan, viêm họng…
Do tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có thể gây tác động đến đường hô hấp, tăng nguy cơ hen phế quản cho người bệnh. Các loại thuốc này bao gồm: aspirin, thuốc chẹn beta, thuốc kháng viêm không steroid NSAIDs…
Yếu tố di truyền
Hen phế quản là căn bệnh có khả năng di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong trường hợp gia đình bạn có người bị hen suyễn thì khả năng con cháu, những thế hệ liên quan cũng dễ bị mắc hơn.
Do căng thẳng, stress quá độ
Làm việc căng thẳng, stress quá độ có thể khiến sức đề kháng suy giảm nhanh chóng, thậm chí gây rối loạn nội tiết tố. Đây đều là những nguy cơ có thể khiến chúng ta trở nên nhạy cảm hơn trước những tác nhân gây dị ứng, sự thay đổi của thời tiết, của môi trường xung quanh, từ đó dễ dẫn tới căn bệnh hen suyễn.
Triệu chứng hen phế quản
Người bệnh mắc hen phế quản thông thường sẽ có những triệu chứng khá rõ ràng. Mỗi chúng ta cần lưu ý đến những biểu hiện này để có thể phát hiện bệnh càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số triệu chứng của căn bệnh hen phế quản:

- Xuất hiện cảm giác khó thở, tức ngực do đường thở bị thu hẹp. Thở mạnh, thở dốc và gấp gáp.
- Khi thở có thể phát ra âm thanh khò khè vì có dịch trong. Ho ra các chất nhầy.
- Các cơn ho kéo đến tăng dần theo thời gian, đặc biệt xuất hiện khi có các tác nhân gây dị ứng. Ho nhiều nhất là vào ban đêm, khi nhiệt độ xuống thấp hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột.
- Mỏi mệt, suy giảm sức lực, chán ăn, làm việc thiếu hiệu quả.
Điều trị hen phế quản
Hen phế quản là bệnh lý nguy hiểm, cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Dưới đây là một số gợi ý về cách điều trị mà người bệnh có thể áp dụng. Tuy nhiên để tìm kiếm phương pháp phù hợp cho tình trạng bệnh, tốt nhất người bệnh nên tìm đến các chuyên gia y tế để nhận được lời khuyên hữu ích nhất.
Điều trị bằng Tây y
Hen phế quản có thể được điều trị hiệu quả bằng các loại thuốc được kê đơn cụ thể. Một số loại thuốc có thể kiểm soát cơn ho, giảm thiểu tình trạng hen như: Leukotrien, Coticosteroid, Theophylin, thuốc kích thích beta, Coticosteroid dạng hít, thuốc đường hít kết hợp, thuốc điều trị dị ứng…
Điều trị bằng Đông y
Theo Đông y, để chữa trị hen suyễn cần phải điều trị từ sâu bên trong. Người bệnh cần được cân bằng cơ thể, bồi bổ nội tạng từ bên trong. Đối với việc điều trị hen phế quản, người bệnh sẽ được kê các bài thuốc Đông y giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao khả năng hoạt động của phổi, giảm sự nhạy cảm của đường thở đối với các tác nhân gây dị ứng. Một số bài thuốc trong Đông y thường được sử dụng như: cam thảo, cát cánh, hạnh nhân, khoản đông hoa, tiền hồ, hạt ý dĩ, ma hoàng, trần bì, lá táo, hạt củ cải…
Tránh xa các tác nhân gây kích thích
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cần tuyệt đối tránh xa các tác nhân gây kích thích. Không nên làm việc trong môi trường bụi bẩn, có các khí độc hại, bụi kim loại. Tránh xa lông động vật, phấn hoa, thường xuyên dọn dẹp phòng ốc, tránh để các loại chăn gối nhiều bông dễ bám bụi… Đặc biệt không nên đến gần những người hút thuốc, bởi khói thuốc là một trong những tác nhân nguy hiểm nhất có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp.
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp
Một chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp sẽ góp phần giúp quá trình điều trị hen phế quản thuận lợi hơn. Chính vì thế người bệnh cần nắm được các loại thực phẩm nên và không nên có trong thực đơn hàng ngày của mình.

- Các loại thực phẩm nên ăn: thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E, có tính chống oxy hóa cao, các loại thực phẩm giàu omega – 3, đặc biệt là các loại rau xanh và cá biển, ngũ cốc, các loại hạt…
- Các loại thực phẩm nên tránh: muối và đồ ăn có nhiều muối, các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, các loại hải sản gây dị ứng…
Tăng cường tập luyện, thay đổi lối sống
Cuối cùng, việc luyện tập là các đơn giản nhất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Quá trình vận động cũng sẽ giúp hệ hô hấp hoạt động tốt hơn, khí huyết lưu thông thuận lợi hơn. Ngoài ra người bệnh cũng cần xây dựng một lối sống lành mạnh, giảm thiểu căng thẳng mỏi mệt. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp, giữ tinh thần thoải mái trong mọi hoàn cảnh.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho độc giả những thông tin cơ bản về căn bệnh hen phế quản. Để bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho chính mình, đừng bỏ qua những dấu hiệu của bệnh dù là nhỏ nhất. Việc nỗ lực điều trị, kết hợp lối sống lành mạnh sẽ đem đến cho bạn một cuộc sống tích cực hơn.