Hắc lào ở trẻ sơ sinh nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ. Dưới đây là những thông tin chi tiết về vấn đề này!
Nguyên nhân gây hắc lào ở trẻ sơ sinh
Hắc lào ở trẻ sơ sinh xảy ra do sự xâm nhập của các loại vi nấm thuộc nhóm dermatophytes trên da. Trong đó một số nguyên nhân tăng yếu tố nguy cơ mắc bệnh gồm:
Vệ sinh không đúng cách
Trẻ sơ sinh có da mỏng và nhạy cảm. Vì vậy việc vệ sinh không đúng cách như chà mạnh lên da, không lau khô người, không thay quần áo thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, vi nấm xâm nhập.
Thời tiết nóng bức
Khi thời tiết nóng bức khiến trẻ toát nhiều mồ hôi hơn, tạo môi trường tốt cho vi nấm phát triển. Hắc lào ở trẻ sơ sinh thường gặp vào mùa hè cao hơn so với mùa đông.
Do lây nhiễm
Khi trẻ sơ sinh dùng chung đồ, tiếp xúc da với người hoặc thú nuôi bị bệnh sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh hơn thông thường. Người bệnh ôm hôn trẻ cũng tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Do cơ địa, hệ miễn dịch
Một số trẻ sơ sinh có cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện dễ khiến bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh khởi phát.
Yếu tố di truyền
Đây là yếu tố hiếm gặp nhưng vẫn có nguy cơ bị. Khi người mẹ mang thai bị hắc lào nặng có thể truyền sang con.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị hắc lào
Không khó để nhận biết trẻ sơ sinh bị hắc lào. Một số triệu chứng thường gặp ở trẻ gồm:
Nổi mẩn đỏ, vùng da chấm tròn hình đồng tiền xu sau đó lan rộng ra xung quanh dạng hình cánh bướm.
- Trẻ thường xuyên ngứa ngáy, gãi, khó chịu
- Trẻ quấy khóc, khó ngủ
- Vết hắc có viền xung quanh và đóng vảy
- Nổi mụn nước li ti đầu trắng
Thông thường, trẻ sơ sinh thường bị hắc lào trên mặt đặc biệt là hai bên má, háng, mông, tay. Một số trường hợp ban đầu chỉ xuất hiện từ một vị trí sau đó lây nhiễm sang nhiều vị trí khác do quá trình chăm sóc bị lây từ vùng này đến vùng khác. Mời cha mẹ tham khảo thêm về bài viết hắc lào ở mặt để hiểu hơn về vị trí này ở trẻ và phương pháp điều trị tốt nhất.
Dấu hiệu hắc lào ở trẻ sơ sinh thường phát ra nhiều, khả năng lan nhanh, rộng. Các dấu hiệu này nếu không được điều trị triệt để có thể gây tái phát nhiều lần.
Bệnh khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, mất ngủ, sụt cân, biếng ăn. Ngoài ra, trẻ thường tự gãi, cào cấu có thể gây trầy xước vùng da bị ngứa tăng nguy cơ lở loét gây viêm nhiễm cao.
Trẻ sơ sinh bị hắc lào phải làm sao?
Khi điều trị hắc lào ở trẻ sơ sinh, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo cha mẹ không nên lạm dụng các loại thuốc kháng sinh để chống viêm, giảm đau. Bởi các loại thuốc kháng sinh này ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Tốt nhất, chữa trị hắc lào ở trẻ sơ sinh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ nhi khoa, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc dùng cho bé.
Hiện nay, các phương pháp điều trị cho trẻ thường sử dụng các loại thuốc bôi giảm triệu chứng bệnh. Trong đó, một số loại thuốc điển hình là Miconazole, Econazole, Butenafine, Clotrimazole…thường được bác sĩ chỉ định bôi lên vết thương cho trẻ.
Ngoài ra, một số phương pháp chữa hắc lào cho bé an toàn từ bài thuốc dân gian được nhiều người đánh giá cao. Cha mẹ có thể thực hiện một số bài thuốc dân gian như sau:
- Củ riềng: Củ riềng giúp kháng khuẩn, giải độc, lành tính với trẻ sơ sinh. Cha mẹ cần chuẩn bị 1 củ riềng tươi, rửa sạch, giã nát và vắt nước cốt. Dùng nước cốt riềng đắp trực tiếp lên vùng da bị ngứa của trẻ 10 phút, lau khô lại bằng nước ấm.
- Rau răm: Rau răm tính nóng, vị cay có thành phần khử trùng, diệt khuẩn. Bài thuốc được thực hiện như sau: Chuẩn bị rau răm già, rửa sạch, giã nát. Đắp rau răm đã giã nát lên vết hắc lào của trẻ khoảng 10 phút, rửa lại bằng nước ấm.
- Chuối xanh: Mủ chuối xanh giúp lành vết thương nhanh. Cha mẹ cắt chuối tiêu xanh thành nhiều lát mỏng, đắp trực tiếp lên da bị bệnh của trẻ khoảng 10 phút và rửa lại bằng nước ấm.
Các phương pháp dân gian này giúp giảm những triệu chứng khó chịu cho bé, hạn chế sự lây lan sang các khu vực khác trên cơ thể của trẻ. Nếu có bất kỳ kích ứng nào, cha mẹ nên dừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tùy tình trạng bệnh và cơ địa của trẻ sẽ có những phương pháp điều trị hiệu quả nhất định. Vì vậy, cha mẹ cần tuân thủ theo chỉ định để bệnh khỏi hẳn. Thông thường, thời gian trẻ sơ sinh khỏi hắc lào khoảng từ 2-8 tuần.
Cách chăm sóc và phòng ngừa hắc lào cho trẻ
- Vệ sinh đúng cách cho trẻ: Khi tắm rửa xong cha mẹ nên lau khô người trẻ bằng khăn mềm, đảm bảo da không ẩm ướt vì có thể khiến hắc lào ở trẻ sơ sinh phát triển.
- Mặc quần áo khô thoáng, sạch sẽ, nên lựa chọn loại thấm hút mồ hôi.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với thú cưng.
- Giặt quần áo, chăn màn, giữ môi trường sống xung quanh thông thoáng.
- Không cho trẻ gãi lên vùng da bị bệnh để hạn chế những tổn thương và hình thành sẹo.
- Chú ý trong chế độ ăn: Không ăn thực phẩm dễ gây sẹo, mưng mủ như rau muống, đồ tanh, đồ nếp… không ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, bánh kẹo ngọt ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình điều trị bệnh.
- Đối với trẻ sơ sinh đã ăn dặm, cha mẹ không nên cho trẻ ăn những đồ ăn hải sản có thể gây dị ứng như tôm, cua, cá, thịt gà, trứng, thức uống có ga. Nếu mẹ đang cho con bú cũng cần hạn chế các loại đồ ăn này.
- Không tắm cho trẻ bằng xà phòng tắm. Hạn chế để da trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hóa chất.
- Không cho trẻ tiếp xúc với nguồn nước bẩn, đặc biệt ở vùng da bị hắc lào.
Nhìn chung, hắc lào ở trẻ sơ sinh là một bệnh có thể điều trị dứt điểm nếu tuân thủ các phương pháp điều trị theo chỉ định. Cha mẹ đừng quên chú ý đến những thay đổi trong quá trình điều trị để kịp thời thông tin đến bác sĩ.
Theo: EHIB