Hắc lào là bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Trong đó, hắc lào ở mặt là vị trí dễ phát bệnh, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và khó điều trị hơn so với các vị trí khác. Nếu bị tình trạng này, bạn cần đặc biệt lưu ý các thông tin sau!
Hắc lào có bị ở mặt không?
Bệnh này có thể xuất hiện ở tất cả các vùng da trên cơ thể trong đó có mặt. Người bị hắc lào ở mặt thường có biểu hiện hình thành nhiều đốm đỏ có hình tròn với kích thước đa dạng, có viền. Ở vùng da mặt bị bệnh còn có triệu chứng ngứa rát, khó chịu.

Hắc lào ở mặt có tính chất tương tự các khu vực khác đó là dễ tái phát, hình thành sẹo nếu không được điều trị dứt điểm và kịp thời.
Nguyên nhân gây hắc lào ở mặt
Nguyên nhân gây hắc lào ở mặt là do các loại vi nấm nhóm dermatophytes gồm epidermophyton, malassezia furfur, microsporum, trichophyton. Nhóm vi nấm này thường phát triển tốt ở điều kiện môi trường ẩm ướt hoặc nóng. Vì thế trẻ nhỏ, những người da dầu có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ tăng khả năng mắc bệnh này bao gồm:
Không làm sạch da mặt đúng cách
Da mặt là khu vực mỏng, thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn nên việc làm sạch da đúng cách là cần thiết. Nếu không vệ sinh mặt sạch, sử dụng nguồn nước không đảm bảo, mỹ phẩm gây dị ứng có thể tạo điều kiện cho các tác nhân gây hắc lào ở mặt phát triển.
Thường xuyên tiếp xúc môi trường ô nhiễm
Những người thường xuyên làm việc trong môi trường khói bụi, ô nhiễm thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác.
Hệ miễn dịch suy yếu
Những người có hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể thiếu dưỡng chất nuôi dưỡng các tế bào và mô có khả năng mắc bệnh hắc lào ở mặt cao hơn. Lúc này cơ thể giảm khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm tạo điều kiện để bệnh hình thành.
Tiếp xúc với nguồn bệnh
Đây là bệnh có thể lây lan qua tiếp xúc. Vì thế, nếu bạn tiếp xúc với người/vật nuôi bị bệnh, bạn có khả năng bị bệnh cao hơn thông thường. Những con đường lây nhiễm gồm: dùng chung đồ như khăn rửa mặt, quần áo, tiếp xúc da trực tiếp…
Hắc lào ở mặt có nguy hiểm không?
Hắc lào ở mặt mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh như gây mất tự tin, ngứa rát, khó chịu. Để biết mức độ nguy hiểm của bệnh cần xác định thời gian bị bệnh:
- Mới phát bệnh: Đây là thời gian bệnh nhẹ, điều trị dễ dàng trong thời gian ngắn. Lúc này bệnh không đáng lo ngại, bạn có thể sử dụng các loại thuốc theo chỉ định để chữa dứt điểm.
- Vài tháng – một năm: Bệnh dễ bị tổn thương và lan rộng tới nhiều vùng da khác nhau, khả năng để lại sẹo cao.
- Trên một năm: Nguy cơ cao bệnh tiến triển thành dạng mãn tính, dễ tái phát, khó điều trị dứt điểm.
Một số biến chứng thường gặp của hắc lào ở mặt:
- Tái phát nhiều lần: Bệnh dễ tái phát nhiều lần nếu không được điều trị đúng cách và triệt để. Thông thường sau khoảng vài tháng bệnh có thể trở lại và gây ra những tổn thương da nghiêm trọng hơn, nguy cơ để lại sẹo cao hơn.
- Mưng mủ, lan sang các vị trí khác: Vi nấm thuộc nhóm dermatophytes có khả năng lây lan cao, vì thế chúng có thể tấn công bất cứ vị trí nào khác trên cơ thể ngoài mặt. Những tổn thương nghiêm trọng có thể gây mưng mủ.
- Gây vô sinh: Hắc lào ở mặt nếu để lâu có thể lây lan sang các vị trí khác như vùng kín gây vô sinh, khó khăn điều trị và nguy hiểm.
Bệnh này có thể bị ở bất kỳ vùng da nào của cơ thể như mặt, tay, chân, lưng, bụng, vùng kín. Trong đó vùng kín là bệnh “khó nói” nhưng không thể chủ quan vì có thể gây vô sinh. Để biết thêm thông tin chi tiết, mời bạn đọc thêm bài viết về hắc lào vùng kín.
Bị hắc lào ở mặt phải làm sao?
Điều trị hắc lào ở mặt thường khó hơn so với các vị trí khác bởi vùng da mặt thường mỏng, nhạy cảm và dễ để lại sẹo. Vì thế việc điều trị cần cẩn thận và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ.
Điều trị hắc lào bằng Tây y
Các loại thuốc tây y thường có mục đích ức chế hoạt động của vi khuẩn và nấm gây bệnh. Trong đó phổ biến gồm:
- Thuốc kháng nấm: Clotrimazole, Terbinafine và một số loại thuốc kháng nấm khác thường được sử dụng dụng trong điều trị bệnh hắc lào ở mặt. Đây là nhóm thuốc giúp ức chế tế bào nấm, giảm ngứa cho người bệnh.
- Kem chống nấm: Một số loại kem trị nấm sử dụng phổ biến để điều trị bệnh gồm: Ketoconazol, Griseofulvin, Itraxcop, Nizoral… Kem chống nấm được chỉ định để ngăn ngừa tổn thương da, giảm ngứa, giảm đỏ.
- Thuốc chống nấm dạng viên: Dùng để diệt nấm, giảm tổn thương
- Thuốc an thần: Dùng cho trường hợp bệnh gây ra mất ngủ, khó chịu, căng thẳng cho người bệnh.
Lưu ý: Chỉ sử dụng thuốc tây y theo chỉ định của bác sĩ, dừng sử dụng thuốc khi có các biểu hiện bất thường.
Điều trị hắc lào ở mặt bằng Đông y
Các phương pháp điều trị bằng đông y giúp điều trị bệnh dứt điểm tận gốc, hạn chế nguy cơ tái phát của bệnh. Phương pháp đông y còn giúp thanh nhiệt cơ thể, điều hòa nội tiết tố, giải độc, giảm mẩn ngứa.
Một số bài thuốc đông y trị hắc lào ở mặt phổ biến;
Bài thuốc 1
- Nguyên liệu: 2 quả khế chua, 100gr hạt muồng, 10 lá trầu
- Cách thực hiện: Rửa sạch lá trầu và khế. Cho tất cả nguyên liệu vào giã nhuyễn, cho vào vải sạch sau đó sát trực tiếp lên vết thương. Kiên trì thực hiện trong một tuần để có hiệu quả rõ rệt.
Bài thuốc 2
- Nguyên liệu: 20gr hạt muồng tươi, 12gram bồ kết tươi, 100ml rượu trắng.
- Cách thực hiện: Giã nát hạt muồng và bồ kết. Cho rượu vào hỗn hợp đã giã ngâm trong một tuần. Sử dụng dung dịch ngâm bôi lên vùng da tổn thương hai lần mỗi ngày.
Bài thuốc 3
- Nguyên liệu: 100gram rễ cây bạch hoa xà, 20ml cồn 90 độ
- Cách thực hiện: Rửa sạch rễ cây bạch hoa xà, ngâm trong cồn 7 ngày. Sử dụng dung dịch đã ngâm bôi lên da mặt bị hắc lào ở mặt mỗi ngày 2 lần trong khoảng một tuần.
Bài thuốc 4
- Nguyên liệu: 50gr vỏ cây đại tươi, 50gr củ chút chít, 100ml cồn 70 độ
- Cách thực hiện: Giã nát vỏ cây đại và củ chút chít. Ngâm hỗn hợp giã nát trong cồn khoảng một tuần. Sử dụng dung dịch cồn đã ngâm bôi vào vùng da mặt bị hắc lào ở mặt mỗi ngày 1-2 lần.
Lưu ý khi điều trị hắc lào ở mặt
- Sử dụng các phương thuốc đều đặn theo đơn để có hiệu quả tốt nhất
- Không gãi, chà mạnh lên vùng da tổn thương để tránh bội nhiễm vi khuẩn
- Không tự ý thay đổi thuốc, cần dùng theo liệu trình và chỉ định
- Vệ sinh cơ thể, không gian sống sạch sẽ. Giữ không gian xung quanh thông thoáng
- Ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, C, E, thực phẩm tính kháng viêm như tỏi, gừng, đinh hương, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước. Kiêng các thực phẩm mùi tanh gây ngứa, đồ nếp, đồ cay nóng, đồ uống có cồn, thực phẩm gây dị ứng.
- Hạn chế sử dụng chung khăn, đồ dùng vệ sinh cá nhân, quần áo chung vì có thể lây nhiễm bệnh cho người khác.
Hắc lào ở mặt là một bệnh nguy hiểm tuy nhiên sẽ không khó khăn khi điều trị nếu phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách. Hy vọng bạn sẽ tìm được một bài thuốc phù hợp và nhanh chóng khỏi bệnh.