Vào hè, khi thời tiết dần trở nên khó chịu và oi bức hơn cũng là lúc bệnh hắc lào “tác oai tác quái”. Không chỉ khiến cơ thể ngứa ngáy dai dẳng, nó còn gây mất thẩm mỹ cho làn da. Làm sao để “đối phó” với tình trạng này? Bạn đọc đừng bỏ lỡ bài viết ngày hôm nay!
Bệnh hắc lào là gì ?
Hắc lào là tình trạng nhiễm trùng các lớp biểu bì của da, móng và tóc gây ra bởi một trong những vi nấm thuộc nhóm Dermatophytes. Môi trường thuận lợi cho loại nấm này phát triển là ấm nóng và ẩm ướt, vì thế bệnh hắc lào rất phổ biến ở những khu vực nhiệt đới.
Theo thống kê của các tổ chức y tế thế giới (WHO), hắc lào da đầu và tóc chiếm tỷ lệ lớn trong các bệnh da liễu ở khu vực châu Phi.
Trong đó, số ca nhiễm là trẻ em dưới 14 tuổi ở mức rất cao 86%. Còn đối với các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam hay Malaysia, hắc lào trên da lại phổ biến hơn, đặc biệt ở những khu vực có điều kiện vệ sinh kém.
Bệnh hắc lào cũng được phân ra thành nhiều loại, tùy vào vị trí mà nó ảnh hưởng, ví dụ như: Hắc lào chân tóc, da dầu, đùi giữa, háng, mông, bàn tay, bàn chân và phần móng.
Triệu chứng bệnh hắc lào
Do đây là bệnh da liễu nên các triệu chứng của nó dễ dàng thể hiện ra bên ngoài. Những dấu hiệu tiêu biểu dùng để nhận biết hắc lào gồm có:
- Da bị đỏ, bong tróc hoặc đóng vảy: Đây có thể xem như triệu chứng tiêu biểu nhất của bệnh lý hắc lào. Trên các khu vực ảnh hưởng sẽ xuất hiện những đốm đỏ hình tròn đủ kích thước, có các lớp vảy trắng như bụi phấn. Nếu bị bệnh ở chân hay tay, tình trạng này tập trung chủ yếu ở các kẽ tay, chân.
- Ngứa ngáy: Hầu hết các bệnh da liễu đều gây ngứa ngáy và hắc lào cũng không ngoại lệ. Mức độ ngứa ngáy sẽ càng gia tăng nếu bệnh nhân bị đổ mồ hôi hoặc da phải tiếp xúc với môi trường ẩm thấp trong thời gian dài.
- Các mảng da sần sùi hoắc hình thành mụn nước: Do đây là bệnh lý nhiễm trùng nấm nên khi chúng “tấn công” lớp biểu bì có thể khiến các tế bào chết hình thành nhiều hơn. Hậu quả là trên da xuất hiện những mảng gồ ghề, sần sùi hoặc các mụn nước, mụn mủ.
- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn: Đây là triệu chứng chịu ảnh hưởng của vấn đề ngứa ngáy. Những cơn ngứa kéo dài dai dẳng ngày và đêm khiến người bệnh ngủ không ngon, mệt mỏi và mất cảm giác ngon miệng.
- Tóc rụng nhiều: Rụng tóc là dấu hiệu của hắc lào da dầu. Việc nhiễm trùng da khiến da dầu yếu đi, chân tóc khô xơ và rất dễ gãy rụng. Nếu kéo dài, tình trạng hói đầu cũng có thể xảy ra.
- Móng tay, chân bị nứt: Nếu bệnh tấn công vào khu vực bàn tay, chân và móng tay, chân thì phần móng có thể trở nên dày hơn, màu móng thường xám trắng và bị nứt nẻ.
Nguyên nhân bị hắc lào
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh hắc lào là do nhiễm nấm, cụ thể gồm ba chủng là microsporum, epidermophyton và trichophyton. Thế nhưng, đâu là “con đường” giúp những loại nấm này tấn công vào cơ thể chúng ta?
- Tiếp xúc với bệnh nhân bị hắc lào: Hắc lào có khả năng lây từ người sang người thông qua các tiếp xúc vật lý (nắm tay, ôm, đụng chạm,..), dùng chung các đồ dùng cá nhân (quần áo, khăn mặt, lược,…).
- Từ vật nuôi bị nhiễm bệnh: Hắc lào là bệnh lý da liễu ảnh hưởng không chỉ con người mà còn cả các loài động vật như chó, mèo, ngựa, bò, dê, lợn… Vì thế, nếu bạn có tiếp xúc vật lý với chúng như vuốt ve thì rất dễ bị nhiễm nấm.
- Từ môi trường xung quanh: Các loại nấm hắc lào có khả năng tồn tại trong đất dưới dạng bào tử. Chúng cũng dễ sinh sôi trong môi trường ẩm thấp như phòng tắm, nhà vệ sinh công cộng,…Vì vậy, các bác sĩ thường khuyến cáo mọi người không đi chân trần tiếp xúc với đất bẩn hay sàn nhà tắm.
- Từ thức ăn chưa nấu chín: Như đã nói ở trên, các chủng nấm gây hắc lào có thể phát triển trong đất. Nếu bạn ăn phải các đồ ăn không được vệ sinh sạch sẽ và nấu đủ chín, nguy cơ nhiễm nấm có thể xảy ra.
Hắc lào có nguy hiểm không ?
Hắc là vốn là một bệnh lý da liễu phổ biến và nó cũng không thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Thế nhưng, nếu bệnh kéo dài trong thời gian dài hay không có phương pháp điều trị đúng đắn, nó có thể gây nên một số hậu quả sau:
- Rụng tóc cục bộ: Biến chứng này xảy ra ở những người bị hắc lào ở da dầu. Đây là kết quả của việc lớp biểu bì bị tổn thương quá mức, khiến chân tóc bị bật gốc hoặc không thể phát triển dài ra được. Rụng tóc cục bộ cũng có thể kéo theo sự lo lắng và căng thẳng ở người bệnh.
- U hạt nhiễm khuẩn: Nếu nấm hắc lào ăn sâu vào da, chúng có thể là tắc nang lông, khiến tình trạng viêm mủ dạng hạt xảy ra. Biến chứng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có thể để lại sẹo sau này.
- Nấm bùng phát: Đây là tình trạng viêm phát triển quá mức ở vùng da đầu, dẫn đến việc hình thành các cục u sần sùi. Nấm bùng phát có thể khiến tóc rụng nhiều cùng cảm giác ngứa ngáy khó chịu dai dẳng.
Hắc lào có chữa khỏi được không?
Bên cạnh vấn đề hắc lào có nguy hiểm không, nhiều người cũng thắc mắc liệu có biện pháp nào điều trị dứt điểm bệnh lý này hay không? Câu trả lời là có. Về cơ bản, nó là bệnh ngoài da nên hầu hết mọi người có thể phát hiện bệnh từ rất sớm. Thêm vào đó, việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có lộ trình dùng thuốc hợp lý sẽ rút ngắn thời gian hồi phục đáng kể.
Nhiều người thường có thói quen chủ quan với các bệnh da liễu hoặc tự ý mua thuốc về điều trị. Tuy nhiên, cách giải quyết này có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Vì vậy, lời khuyên tốt nhất cho bạn là nên đi khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa da liễu và sử dụng thuốc theo sự tư vấn của chuyên gia.
Cách chữa hắc lào dứt điểm
Việc điều trị hắc lào phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ ảnh hưởng, khu vực ảnh hưởng và cơ địa của mỗi người. Ngoài ra, việc xây dựng chế độ ăn uống và cách chăm sóc cơ thể cũng là điều vô cùng quan trọng.
Cách chữa hắc lào bằng các mẹo dân gian
Các mẹo dân gian thường sử dụng các nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm và sẵn có. Tuy nhiên, những phương pháp này thường chỉ có tác dụng với bệnh nhân hắc lào dạng nhẹ.
Giấm táo
Giấm táo giúp trung hòa pH trên da và ức chế môi trường phát triển của nấm. Nó cũng làm giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy và khô nứt của làn da bị hắc lào.
Bạn dùng tăm bông thoa đều giấm táo lên vùng da bị bệnh trong 15 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm. Bạn nên áp dụng cách này ba lần mỗi ngày.
Dầu dừa và bột nghệ
Trong khi dầu dừa có chứa nhiều axit béo giúp ức chế nấm men thì bột nghệ lại có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và chữa lành vết thương hiệu quả.
Tất cả những gì bạn cần làm là trộn chúng theo tỷ lệ bằng nhau rồi dùng tăm bông bôi lên vùng da bị hắc lào trong 5 đến 10 phút. Bạn nên rửa lại bằng nước sau đó.
Bột tỏi
Tỏi từ lâu đã được biết đến là phương thuốc hữu hiệu trong việc kháng khuẩn, chống nấm và ngăn ngừa viêm nhiễm. Đặc biệt đối với hắc lào, tỏi có thể làm giảm nhanh các triệu chứng như ngứa ngáy hay nổi mủ.
Bạn thực hiện bài thuốc bằng cách trộn bột tỏi với dầu oliu hoặc dầu dừa để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Bôi thuốc lên vùng da bị bệnh trong 15 phút rồi rửa sạch lại với nước.
Dầu cây tràm trà
Dầu cây tràm trà đặc biệt hiệu quả trong việc kháng khuẩn, chống viêm, chống nấm và giảm đau đối với vùng da bị hắc lào.
Tuy nhiên, do dầu cây tràm trà rất dễ gây kích ứng da nên bạn cần pha loãng nó với dầu dừa trước khi sử dụng. Bạn chỉ lưu dầu tràm trà trên da từ 3 đến 5 phút, sau đó rửa sạch lại da với nước ấm.
Điều trị hắc lào bằng các thuốc Tây y
Đây luôn là biện pháp đơn giản, không tốn thời gian chuẩn bị và hiệu quả đem lại nhanh nhất. Bạn cần dùng thuốc theo đúng đơn kê của bác sĩ, tránh việc bỏ thuốc hoặc lạm dụng quá liều.
Các loại thuốc bôi da
- Các loại thuốc bôi ngoài da luôn là lựa chọn hàng đầu của bệnh nhân hắc lào. Tùy vào khu vực bị ảnh hưởng mà các loại thuốc có thể có sự khác biệt.
- Với bệnh nhân hắc lào da đầu: Azole, allylamines, dầu gội chống nấm 2% ketoconazole, dầu gội chống nấm có chứa 2,5g selenium sulfide,… Đặc biệt, người bệnh nên cắt tóc ngắn hoặc cạo trọc để quá trình điều trị dễ dàng hơn.
- Với bệnh nhân hắc lào móng chân, móng tay: Ciclopirox olamine 8%, amorolfine 5%, efinaconazole 10%, tavaborole (kerydin) 5%,…
- Với bệnh nhân hắc lào ở các vùng da khác (tay, chân, háng, mông,..): Kem bôi luliconazole (luzu) 1%, griseofulvin, ciclopirox olamine, fluconazole,…
Các loại thuốc uống
Việc sử dụng các loại thuốc uống đồng thời với các loại thuốc bôi có thể gia tăng hiệu quả điều trị, khiến thời gian hồi phục nhanh hơn. Một số loại thuốc uống dùng trong chữa bệnh hắc lào là: Fluconazole, terbinafine, itraconazole,…
Lưu ý: Thời gian điều trị hắc lào thường kéo dài từ một đến bốn tuần, thậm chí là vài tháng (đối với hắc lào ở móng). Bạn cũng không nên sử dụng thuốc chống nấm với corticosteroid vì nó làm tăng nguy cơ tái phát của bệnh.
Điều trị hắc lào với Đông y
Các biện pháp điều trị bằng thuốc Đông y cũng giống như các mẹo dân gian, chỉ khuyến nghị sử dụng với tình trạng hắc lào nhẹ hoặc trung bình. Trước khi dùng thuốc, bạn cũng nên được chẩn đoán lâm sàng trước bởi các thầy thuốc uy tín, chất lượng.
Bài thuốc từ các loại đậu
- Trong Đông y, các loại đậu có vị ngọt, tính mát, chuyên dùng trong giải nhiệt, bổ máu, tiêu độc và chống viêm.
- Nguyên liệu: Hắc đậu, xích tiểu đậu, lục đậu, bạch đầu. Mỗi vị dùng 20g.
- Cách làm: Bạn cho đậu vào chảo, rang đến khi khô giòn rồi xay thành bột. Hàng ngày, bên cạnh việc pha uống với nước, bạn có thể trộn bột với dầu dừa dùng làm thuốc bôi ngoài da trị hắc lào.
Bài thuốc diệt nấm
- Bài thuốc này là sự tổng hợp của các loại thảo dược có tác dụng chống nấm, ngừa viêm, dùng để tắm hay uống đều có hiệu quả.
- Nguyên liệu gồm có: Sầu đâu, bạch hoa, hoa thức, hồ đào, cúc hoa, đậu chổi.
- Cách làm: Các vị thuốc trên đem rửa sạch, cho vào nồi, thêm hai lít nước rồi đun sôi. Bạn chắt lấy một bát dùng để uống, phần còn lại pha thêm nước dùng vệ sinh các khu vực da bị hắc lào.
Bài thuốc trị hắc lào da dầu từ hạt bưởi
- Hạt bưởi có chứa rất nhiều tinh dầu cũng như các loại vitamin A, E, D,..giúp chống viêm, diệt nấm, tiêu nhọt và cải thiện tình trạng ngứa ngáy da dầu.
- Nguyên liệu: Hạt bưởi dùng từ 20 đến 30 hạ, dầu dừa.
- Cách thực hiện: Bạn rửa sạch hạt bưởi để loại bỏ lớp vỏ nhớt bên ngoài, sau đó cho lên chảo rang thật khô. Hạt bưởi đem nghiền thành bột mịn, trộn với dầu dừa tạo thành hỗn hợp bôi tại chỗ. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên bôi liên tục trong năm ngày.
Bài thuốc bôi da từ thảo dược
- Bài thuốc trị hắc lào này là sự kết hợp của cỏ xạ hương, kinh giới hoang và hương thảo.Chúng đều là các vị thuốc có tác dụng chống viêm, diệt nấm, sát trùng rất công hiệu.
- Nguyên liệu cần có: cỏ xạ hương, kinh giới hoang, hương thảo, mỗi vị 20g.
- Cách thực hiện: Đem các vị thuốc sấy khô và xay thành bột. Bạn trộn chúng với dầu dừa rồi dùng tăm bông thoa lên vùng da bị ảnh hưởng. Mỗi ngày một lần, sử dụng thuốc liên tục trong một đến hai tuần.
- Bạn cũng có thể dùng các loại thảo dược kia đun lấy nước tắm, hiệu quả đạt được là như nhau.
Bài viết trên đây đã tổng hợp một số những thông tin hữu ích liên quan đến chủ đề bệnh hắc lào. Ngay khi có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, bạn cần nhanh chóng đi khám tại các cơ sở y tế. Bạn cũng cần quan tâm đến chế độ ăn uống và tuân thủ lộ trình điều trị để phục hồi sức khỏe trong thời gian sớm nhất.
Theo : EHIB