Ghẻ nước không phải là bệnh xa lạ với nhiều người, tuy không khó điều trị nhưng cần được chữa sớm để không gặp phải những biến chứng nguy hiểm như chàm hóa da hay viêm cầu thận. Một số thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh này!
Ghẻ nước là gì?
Ghẻ nước là một bệnh lý da liễu phổ biến, dấu hiệu nhận biết là khi người bệnh có cảm giác ngứa nhiều, có mụn nước mọc rải rác hoặc dày đặc trên da. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể nhưng những vị trí dễ thấy nhất là lòng bàn tay, các kẽ ngón tay ngón chân hay tại vùng kín.
Căn bệnh này sẽ phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ hơn vào mùa đông, khi thời tiết chuyển lạnh. Ngoài ra, những người bị ghẻ nước cũng xuất phát từ một số yếu tố khách quan như môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, khâu vệ sinh da không tốt. Mặc dù đây không phải là bệnh không thể chữa khỏi, nhưng nếu không được kiểm soát kịp thời bệnh sẽ lây lan rất nhanh.
Ghẻ nước có tự khỏi không?
Bệnh ghẻ lây lan nhanh chóng và khó kiểm soát, cái ghẻ dễ sống ký sinh ở các vật dụng trong môi trường nhiệt độ bình thường, thường sống dai ở những môi trường bẩn, ẩm thấp như sống nước, hang ổ. Chính vì vậy, ghẻ nước không thể tự khỏi được mà cần có phác đồ điều trị phù hợp.
Trường hợp không được chữa đúng cách, người bệnh có khả năng nhiễm trùng cao, chuyển thành những biến chứng nguy hiểm khác như chàm hóa, viêm cầu thận cấp gây tổn hại đến tính mạng con người. Việc điều trị là cần thiết và đảm bảo an toàn giúp giảm đi những triệu chứng ngứa rát, giảm mụn nước cũng như những vết thương trên da. Bên cạnh đó, đây cũng là cách tốt nhất để hạn chế nguy cơ lây lan bệnh ghẻ nước sang người khác.
Ghẻ nước có lây không?
Ghẻ nước là một bệnh lây lan mạnh, lan nhiều ở các vùng khác nhau trên cơ thể cũng như lây từ người này sang người khác. Cái ghẻ được coi là ký sinh trùng với tốc độ sinh nở nhanh, dễ sống ở nhiều điều kiện môi trường nên việc kiểm soát là rất khó khăn, thậm chí có nhiều nơi đã trở thành vùng dịch.
Bệnh ghẻ nước có yếu tố lây lan cao, mà có rất nhiều người nhầm lẫn bệnh ghẻ nước và bệnh tổ đỉa do có dấu hiệu nhận biết có vẻ giống nhau. Vậy bệnh tổ đỉa có lây không?
Bệnh ghẻ lây qua những đường nào?
Hiện nay, con đường lây chính của ghẻ nước thường là qua tiếp xúc, được chia làm 2 dạng:
- Tiếp xúc trực tiếp: Những lần đụng chạm da với da (ôm hôn, nắm tay, ngồi cạnh nhau, tắm chung hay quan hệ tình dục).
- Tiếp xúc gián tiếp: Người bệnh dễ dàng lây ghẻ nước nếu sử dụng chung vật dụng cá nhân (khăn tắm, cốc uống nước, ghế ngồi,…) hoặc ngủ chung giường.
Một vài yếu tố có lợi khiến ghe nước lây lan nhanh chóng:
- Không có nước sạch để dùng khiến việc vệ sinh cá nhân cũng trở nên khó khăn.
- Sống trong điều kiện chật hẹp, ẩm thấp, không thông thoáng.
- Khu dân cư đông đúc, mất vệ sinh, tiếp xúc gần làm bệnh ghẻ nước có điều kiện lây lan.
- Dùng chung những vật dụng của người bị bệnh hoặc sống chung với người bệnh.
Cách chữa ghẻ nước
Hiện nay có một số phương pháp điều trị ghẻ nước tại nhà hoặc sử dụng một số loại thuốc bôi, thuốc uống do bác sĩ kê đơn.
Một số phương pháp trị ghẻ nước ở nhà
- Dùng lá đào: Dân gian lưu truyền bài thuốc tắm lá đào mỗi ngày để trị ghẻ nước, vì trong lá đào có hoạt chất kháng khuẩn cao sẽ giúp làm sạch và giảm ngứa cho da hiệu quả. Tắm lá đào từ 1-2 lần mỗi ngày, trong 20 ngày liên tiếp để đạt được kết quả tích cực nhất.
- Dùng nha đam trị bệnh: Theo một vài nghiên cứu y khoa, sử dụng nha đam trị ghẻ nước có hiệu quả tương đương một loại thuốc Tây có tên Benzyl Benzoate. Chọn phần thịt nha đam bôi lên những vết ghẻ mỗi ngày 2 lần sẽ giúp giảm viêm nhiễm và ngăn ngừa triệu chứng ngứa.
- Dùng nước muối: Hoà nước muối loãng với tỉ lệ 20g muối tương ứng 1l nước. Sử dụng nước muối tắm hàng ngày và lau thêm lên những vết ghẻ để cải thiện triệu chứng bệnh.
Những loại thuốc phổ biến trị ghẻ nước
Người bị ghẻ nước thường sử dụng kem bôi ngoài da để diệt vi khuẩn, ký sinh trùng và làm lành vết thương. Bên cạnh đó, một số trường hợp nặng sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thêm kháng sinh để điều trị từ bên trong.
- Kem thuốc Benzyl Benzoat 33%: Sử dụng kem bôi lên những vùng da bị ghẻ hàng ngày (lưu ý: Kem không phù hợp với da đầu và da mặt). Kem đi sâu vào lớp da bị bệnh và tác động tiêu diệt những loại ký sinh trùng có hại.
- Kem bôi Eurax: Đây là loại kem trị ghẻ hiệu quả, giúp giảm triệu chứng ngứa dai dẳng. Khi bôi kem cần tránh bôi lên vùng da nhạy cảm. Nhà sản xuất khuyến cáo không dùng sản phẩm cho phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh dưới 30 tháng tuổi.
Phân biệt ghẻ nước và tổ đỉa
Đây là 2 căn bệnh khác nhau nhưng lại có rất nhiều người nhầm lẫn. Vì vậy, chúng tôi sẽ đưa ra một số điểm phân biệt để mọi người có kiến thức rõ ràng hơn:
Nguyên nhân gây bệnh
Người bị bệnh ghẻ nước do ký sinh trùng ghẻ phát triển mạnh, còn người bệnh tổ đỉa khởi phát do tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và nhiều hoá chất độc hại.
Hình dáng các vết mụn nước
- Ghẻ nước: Mụn nổi trên bề mặt da, vết nông và có dịch, bên cạnh đó kèm theo những cái ghẻ.
- Bệnh tổ đỉa: Mụn cũng nổi trên da, nhưng vết sâu hơn, có kích thước từ 1-2mm, nhìn tương tự vết phỏng, không thể tự vỡ. Sau một thời gian tự biến thành vết sừng có màu vàng.
Vị trí xuất hiện
- Ghẻ nước: Các kẽ ngón chân, ngón tay, thắt lưng, đùi, mông, bộ phận sinh dục là những nơi quen thuộc mà cái ghẻ tồn tại.
- Bệnh tổ đỉa: Thường thấy ở lòng bàn chân, lòng bàn tay, khó tìm ra ở vị trí khác.
Dấu hiệu bệnh
- Ghẻ nước: Khi ra nhiều mồ hôi, các cơn ngứa cũng ập đến liên tục, có khả năng ban đêm sẽ ngứa hơn ban ngày.
- Bệnh tổ đỉa: Mặc dù ngứa ít nhưng lại rất dai dẳng, và hầu như lúc nào cũng ngứa.
Hy vọng những thông tin về bệnh ghẻ nước được đưa ra chi tiết trong bài viết này sẽ giúp ích được nhiều người bệnh. Chúc các bạn luôn mạnh khoẻ và vui vẻ!
Theo: EHIB