Trường hợp bị gãy xương đòn vai bao lâu thì khỏi là câu hỏi rất nhiều người thắc mắc, bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn đó. Chấn thương là một điều mà tất cả mọi người đều không mong muốn, tuy nhiên ở trong quá trình sinh hoạt, lao động hoặc chơi thể thao nếu không cẩn thận bạn rất dễ bị gặp chấn thương. Và gãy xương đòn vai được coi là một trường hợp gãy xương thường gặp.
Gãy xương đòn vai bao lâu thì khỏi?
Gãy xương đòn vai được coi là một loại tổn thương dễ liền (khoảng 3 – 4 tuần lễ), phần lớn các trường hợp không để lại những di chứng gì về cơ năng kể cả khi 2 đoạn gãy đó có chồng lên nhau 1 – 2 cm, thậm chí có một số người không được nắn chỉnh hay cố định mà vẫn liền xương. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác gãy phức tạp, những mảnh xương có thể chọc được vào bó mạch, vùng thần kinh dưới xương đòn vai hay chọc phải đỉnh phổi, bệnh nhân cần phải được phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp.

Thời gian bao lâu thì điều trị xong gãy xương đòn vai?
Theo những chuyên gia y tế, nếu gãy xương đòn vai mà bạn không được điều trị hay điều trị không tốt thì xương sẽ liền lệch, vẹo. Những vị trí xương tổn thương bị phì đại, đè vào đám rối thần kinh cánh tay và có thể gây tổn thương thần kinh khu trú. Vì vậy, trong những trường hợp chấn thương, cần phải đưa bệnh nhân đến bác sĩ để khám. Trong trường hợp biết hay nghi ngờ gãy xương đòn vai, bạn cần dùng băng vải băng vai theo hình số 8. Sau đó bắt chéo ra sau lưng để cố định rồi chuyển ngay đến bệnh viện. Nếu là gãy hở thì trước đó bạn phải băng bó cầm máu hoặc che phủ vết thương bằng băng vô khuẩn.
Xem thêm: Gãy xương cẳng chân bao lâu thì lành
Để điều trị gãy xương đòn vai nhanh chóng, trước hết bạn phải khẳng định là bạn đã khám cũng như điều trị đúng phương pháp. Tùy vị trí tổn thương mà cần phải can thiệp mổ đặt hoặc nẹp vít, bó bột hoặc chỉ nẹp cố định bạn ạ. Xương đòn vai hoặc còn gọi là xương quai xanh là xương bạn có thể dễ nhìn thấy nhất khi chúng ta mặc áo hở.
Những trường hợp gãy xương đòn vai thường gặp tại người ngã đập vai xuống đất. xương đòn vai thường bị gãy ở đoạn giữa. Thỉnh thoảng khi có thể bị gãy ở 1/3 trong hoặc 1/3 ngoài, nhất là phía đầu ngoài xương đòn vai. Một số loại gãy này phức tạp, lý do vì đầu ngoài xương đòn vai có thể có dây chằng neo giữ. Xương gãy kèm theo những mảnh gãy có dính dây chằng để làm đầu ngoài xương đòn vai sẽ không được giữ lại nên gồ lên dưới da. Xương đòn vai bị gãy hay bị di lệch vì có phần đầu trong bị cơ ức đòn chũm kéo lên trên, song song với đó đầu ngoài di lệch xuống dưới vì sức nặng của cánh tay.

Điều trị gãy xương đòn vai như thế nào?
Việc chữa trị gãy xương đòn vai bạn có thể phẫu thuật hoặc không phẫu thuật tùy từng trường hợp cụ thể:
- Chữa trị gãy xương đòn vai mà bạn không cần phẫu thuật khi xương đòn vai bị gãy không di lệch. Bạn có thể sử dụng các phương pháp như sau: đeo đai xương đòn vai hay sử dụng thuốc giảm đau kết hợp vật lý trị liệu.
- Chữa trị gãy xương đòn vai bằng phẫu thuật có thể thực hiện khi xương đòn vai bị gãy có di lệch bằng nẹp vít hoặc đinh. Việc phẫu thuật sẽ giúp nắn chỉnh những xương gãy ngay ngắn và cố định xương gãy tại vị trí tốt nhất trong khi chờ xương lành.
Tham khảo: Mẫu bệnh án Ngoại khoa gãy xương cẳng tay
Đối với trường hợp mà cơ thể bạn bị gãy xương đòn vai trái kèm di lệch cùng với việc bạn đã phẫu thuật bằng nẹp vít thì sẽ đồng nghĩa với việc mọi hoạt động sẽ trở lại bình thường sau khoảng 3-4 tháng.