Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu về gãy xương đòn vai, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và cách phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra. Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm trong thời gian qua.

Tìm hiểu về gãy xương đòn vai
Hiện tượng gãy xương đòn vai hay một số người còn gọi là gãy xương quai xanh. Đây là phần xương cứng và dài rất dễ để nhận biết khi các bạn mặc áo hở vai. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng gãy xương đòn là do những chấn thương. Cụ thể có thể kế đến như:
- Những chấn thương vì tai nạn giao thông: Nguyên nhân này chiếm tới hơn 50% trong những nguyên nhân mà bị gãy xương nói chung, trong đó không thể không kể đến gãy xương đòn vai.
- Những chấn thương vì tai nạn lao động cũng rất nguy hiểm, thông thường là do người lao động làm việc nặng trong tình trạng thể chất không được tốt.
- Chấn thương trong khi chơi thể thao: các môn thể thao có tính đối kháng cao như đá bóng, bóng chuyền, bóng rổ. Ngoài ra những môn điền kinh chạy nhảy hoặc một số môn thể thao mạo hiểm với cường độ mạnh,…cũng có nguy cơ dẫn đến gãy xương đòn vai.
- Những chấn thương trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như: đánh nhau hoặc ngã,…
- Nguyên nhân do bệnh lý: thường rất ít trường hợp xảy ra
- Viêm xương cũng là tình trạng có thể dẫn đến gãy xương đòn vai.
- Yếu tố di truyền do bẩm sinh cũng không thể bỏ qua vì một số người rất dễ bị gãy xương tại vị trí đòn vai dù không chịu tác động lớn bởi ngoại lực.
Tình trạng gãy xương đòn vai thông thường là gãy tại vị trí 1/3 phía trong hoặc 1/3 phía ngoài nhưng chủ yếu chính là ở phía đầu ngoài ở xương đòn. Trường hợp người bệnh bị gãy xương đòn vai tại phía đầu ngoài thường sẽ phức tạp hơn những chỗ khác vì vị trí này có bộ phận dây chằng neo giữ. Tại vùng xương gãy khiến cho dây chằng không thể giữ được xương đòn nên xảy ra hiện tượng gồ lên tại phần dưới da. Những xương đòn thông thường khi gãy hoặc bị chệch đi ở những phần đầu bị những cơ ức đòn kéo dài lên, phần đầu ngoài lệch xuống dưới vì những sức nặng của cánh tay.
Biểu hiện của gãy xương đòn vai
1. Biểu hiện về cơ năng

- Đau: bệnh nhân thông thường sẽ cảm thấy khá đau đớn sau những tai nạn làm gãy xương đòn, một số cơn đau có thể được giảm đi đôi chút khi bất động những chi gãy.
- Giảm khả năng vận động cơ năng: Những cơ năng của chi gãy thông thường sẽ giảm đi rõ rệt, những trường hợp bị gãy cành tươi hay gãy ít lệch.
- Trong trường hợp xương đòn bị gãy rời thậm chí người bệnh có thể sẽ mất cơ năng hoàn toàn.
2. Dấu hiệu toàn thân
Gãy xương nhỏ thường thì sẽ không ảnh hưởng gì đến toàn thân. Trong trường hợp cơ thể bị đa chấn thương, đồng thời gãy xương lớn có thể sẽ gây sốc.
Có biểu hiện bầm tím ở những khu vực chấn thương ( thông thường là sau khoảng 24 – 48 tiếng). Trường hợp gãy xường tại vị trí bất kỳ hoặc gãy xương đòn rồi sẽ có dấu hiệu bầm tím.
Phương pháp điều trị
Việc điều trị tình trạng gãy xương đòn vai phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng chi tiết của từng bệnh nhân. Trường hợp gãy xương đòn vai không thực sự quá cần thiết phải phẫu thuật nếu xương không lệch nhiều.
Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm được những thông tin bổ ích về tình trạng gãy xương đòn vai. Một số lưu ý nhỏ trong khi điều trị gãy xương đòn vai, bạn nên thực hiện cho mình một chế độ ăn uống hợp lý và tập vật lý trị liệu để vết thương nhanh lành hơn.