Tình trạng gãy xương đòn di lệch là hiện tượng nguy hiểm của những người đã bị gãy xương đòn trước đó. Có thể nhiều bạn còn khá mơ hồ về hiện tượng này, sau đây bạn hãy cùng tôi tìm hiểu về tình trạng đó qua bài viết sau.
Khái niệm về gãy xương đòn di lệch
Đây là hiện tượng bệnh nhân bị gãy xương đòn, trong thời gian điều trị phần xương đòn đó không may đã bị di lệch khỏi vị trí. Đây là tình trạng rất nguy hiểm và có thể gây ra những biến chứng khó lường.

Nguyên nhân có thể gây ra tình trạng di lệch xương đòn
- Người bệnh không cẩn thận, chủ quan trong các tình huống sinh hoạt trong thời gian điều trị, làm cho phần xương đòn đang bị gãy dù đã được các bác sĩ cố định nhưng vẫn có thể bị lệch khỏi vị trí.
- Do sai sót, nhầm lẫn trong quá trình cố định xương của bác sĩ (trường hợp này ít xảy ra). Khi người bệnh bị gãy xương được đưa vào bệnh viện và bác sĩ tiến hành sơ cứu và cố định vết gãy có thể đã xảy ra sai sót. Dẫn đến tình trạng vết thương tại xương đòn không được khớp chính xác hoàn toàn và khi đó sau một thời gian điều trị người bệnh nhân sẽ không cải thiện được tình hình và dẫn tới xương đòn di lệch khỏi vị trí.
Các trường hợp di lệch
- Gãy 1/3 trong: trường hợp này ít gặp và ít di lệch.
- Gãy 1/3 ngoài: trường hợp này ít di lệch nếu mà không đứt dây chằng quạ đòn, thường sẽ di lệch nhiều giống như hiện tượng trật khớp cùng đòn và nếu đứt dây chằng này.
- Gãy 1 /3 giữa: Đây là trường hợp phổ biến và thường gặp nhất.
- Di lệch nhiều thì dễ chẩn đoán.
- Những đường gãy có thể ngang hoặc chéo hay có mảnh thứ 3.
- Những di lệch thường gặp như: chồng ngắn, sang bên, nhiều trường hợp đầu gân bị kéo lên trên do cơ ức bị đòn chũm, đầu xa sẽ bị kéo xuống phần dưới do các cơ ngực và delta. Thành phần dưới đòn đồng thời trọng lực cánh tay.

Ngoài ra người bệnh còn có thể phải đối mặt với những tổn thương khác như:
- Tổn thương tại động mạch và tĩnh mạch dưới đòn.
- Tổn thương ở đỉnh phổi dẫn đến tràn khí hoặc tràn máu màng phổi.
- Tình trạng gãy xương sườn, đặc biệt nhất là ở xương sườn thứ nhất.
- Chọc thủng da làm cho vết gãy xương hở.
Điều trị gãy xương đòn di lệch
Việc điều trị trong thời điểm này có thể khó khăn hơn cả với thời điểm mới bị gãy xương, những cố gắng và kết quả trong quá trình điều trị trước đó hầu như hoàn toàn vô ích.

- Trường hợp gãy xương đòn di lệch phức tạp có thể phải phẫu thuật, tình trạng này khá nguy hiểm và gây những tổn hại không nhỏ tới sức khỏe bệnh nhân.
- Trong trường hợp xương đòn di lệch không quá nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ tiến hành cố định lại vết gãy và áp dụng một sốc biện pháp khác tùy từng trường hợp.
- Nếu phần xương đòn bị đi lệch ít thì việc điều trị cũng đơn giản hơn, bác sĩ sẽ giúp điều chỉnh lại độ lệch và người bệnh có thể khỏi vết thương.
- Trong trường hợp gãy đầu trong có đứt dây chằng tại ức đòn hoặc di lệch nghiêm trọng ra sau nhiều có thê phải tiến hành phẫu thuật.
- Trong trường hợp phần gãy thân xương bị di lệch nhiều (thường sẽ là di lệch sang một bên quá 1 thân xương hay chông ngăn hơn 2cm sẽ tiến hành phẫu thuật.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm về tình trạng gãy xương đòn di lệch và các biện pháp điều trị hiệu quả. Mong rằng những thông tin bổ ích này sẽ giúp được cho bạn trong quá trình hồi phục.