Tình trạng gãy xương bàn chân số 5 thực chất là gì, không phải ai cũng hiểu đúng về hiện tượng này. Bài viết sau là những thông tin hữu ích giúp cho bạn hiểu thêm về việc này đồng thời tôi cũng sẽ chỉ cho bạn cách điều trị nhanh nhất.
Định nghĩa về hiện tượng gãy xương bàn chân số 5

Gãy xương bàn chân số 5 là hiện tượng không còn xa lạ với chúng ta, một số người khá chủ quan khi bị như vậy và tự ý băng bó vết thương mà không cần đến bác sĩ. Điều này tuyệt đối không nên làm vì sẽ dẫn đến những biến chứng không ngờ tới.
Chẩn đoán gãy xương bàn chân số 5
Để chẩn đoán chính xác được tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ sử dụng tia X. Giải pháp chụp X-quang có thể phát hiện được vị trí chính xác xương gãy và tình trạng cụ thể của nó.

Những ngón chân nếu bị tổn thương do nguyên nhân gãy hoặc bầm tím thường sẽ được điều trị bằng cùng một cách, chính vì vậy việc chụp tia X thông thường đôi khi sẽ không thực sự cần thiết.
Lúc này các bác sĩ sẽ chỉ cần tiến hành kiểm tra để xác định được vị trí gãy xương bàn chân. Các bác sĩ có thể sẽ sử dụng “quy tắc chân Ottawa” và quyết định xem, liệu có cần chụp X-quang hay là không. Một số trường hợp khác bạn sẽ được chụp X-quang nếu như có bất kỳ cơn đau bất thường nào ở khoảng “giữa chân” hoặc xuất hiện bất cứ một trong những triệu chứng nào sau đây:
- Cảm giác đau đớn khi bác sĩ ấn vào phần nền xương bàn chân thứ năm
- Đau mạnh khi bác sĩ ấn vào phần xương ghe
- Sau khi chấn thương người bệnh không thể bước đi được quá 3 bước.
Một số cách chẩn đoán hình ảnh để phát hiện gãy xương bàn chân số 5 như quét xương, chụp CT, MRI hay siêu âm. Những phương pháp này có thể được thực hiện để giúp người bệnh tìm kiếm các bất thường hay chấn thương ẩn (điều này ít khi xảy ra nên bác sĩ chỉ thực hiện khi bạn xuất hiện một số biến chứng bất thường).

Cách điều trị
Thông thường tình trạng gãy xương bàn chân số 5 sẽ được hồi phục hoàn toàn sau khoảng 2 tháng. Cũng tùy theo những trường hợp khác nhau sẽ có cách điều trị và thời gian hồi phục không giống nhau.
Một số loại điều trị mà bạn nhận được dựa trên mức độ nghiêm trọng với vị trí gãy xương. Bó bột và đeo nẹp hay mang ủng dành riêng cho bàn chân bị gãy thường được sử dụng khá phổ biến trong khoảng thời gian qua. Trong một số trường hợp nặng hơn, việc phẫu thuật có thể sẽ cần thiết, điều quan trọng là bạn hãy tìm hiểu và thực hiện cách sơ cứu ngay lập tức khi xương vừa mới bị gãy.
Hy vọng qua bài viết này bạn đã có được thông tin cần thiết có ích có thể áp dụng với trường hợp gãy xương bàn chân số 5. Ngoài ra trong quá trình điều trị gãy xương tại bàn chân số 5 người bệnh cũng cần có một chế độ dinh dưỡng đủ chất, kiêng khem hợp lý và giữ cho mình một tinh thần thoải mái.