Bệnh gai cột sống không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, cũng như sức khỏe của người bệnh. Bệnh khiến cho người bệnh giảm khả năng lao động và còn gây ra rất nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm tới tính mạng của con người nếu không được chữa trị kịp thời. Vì vậy mà chúng ta cần phải hiểu đúng về căn bệnh này và nắm rõ những thông tin cần thiết nhất về bệnh gai cột sống. Để có thể giúp bạn có những thông tin đúng nhất về bệnh thì hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bệnh gai cột sống là bệnh gì?
Bệnh gai cột sống (Spondylosis) hay còn được gọi là viêm xương khớp, đây là một trong những bệnh có liên quan đến sự thay đổi về xương. Bệnh gai cột sống là sự hình thành bởi sự phát triển thêm của xương trên các thân đốt sống và đĩa sụn và các dây chằng quanh khớp.
Quá trình thoái hóa trong viêm khớp chủ yếu ảnh hưởng đến các cơ quan cột sống, các lỗ thần thần kinh và các khớp xương. Nếu nặng nó có thể gây áp lực lên tủy sống hoặc rễ thần kinh với các rối loạn cảm giác và vận động như gây đau, mất căn bằng, yếu cơ ở các chi.

Khi không gian giữa hai đốt sống dần bị thu hẹp gây chèn ép rễ thần kinh xuất hiện từ tủy sống và có thể dẫn đến các bệnh lý thần kinh. Ngoài ra bệnh còn gây áp lực trực tiếp đến lên tủy sống có để dẫn đến các bệnh cơ, đặc trưng là suy nhược toàn cầu, rối loạn chức năng, mất thăng bằng.
Bệnh gai cột sống thường xuất hiện ở những người cao tuổi, người lao động năng, dân văn phòng và
Gai cột sống (danh pháp khoa học: Spondylosis) là một căn bệnh thoái hóa cột sống, trong đó xuất hiện các phần xương mọc ra (gai xương) phía ngoài và hai bên của cột sống. Đó chính là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp do viêm khớp cột sống mạn tính, chấn thương hay sự lắng đọng can-xi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống.Gai cột sống hay gặp ở nam và tăng theo độ tuổi. -Nguồn Wikipedia.org
Triệu chứng bệnh gai cột sống
Bệnh gai cột sống thường xuất hiện những triệu chứng ở vùng cổ, thắt lưng. Bởi vùng cổ là nơi dễ tổn thương nhất vì nó hỗ trợ trọng lượng của đầu trong quá trình hoạt động hàng ngày. Vùng thắt lưng cũng có nguy cơ bị mắc do nó quản lý và phân phối phần lớn trọng lượng của cơ thể cũng như các hoạt động của người bệnh.
Đa số người bệnh bị gai cột sống thường có những biểu hiện rõ ràng. Khi bị gai xương cọ sát với dây thần kinh gây ra các cảm giác đau vai, đau thắt lưng và tay bị tê.

Xuất hiện các cơn đau do đĩa đệm bị phình ra chèn ép vào dây thần kinh cột sống. Khi dây thần kinh bị chèn ép gây ra các cơn đau ở vùng cổ và thắt lưng rồi lan xuống các vùng khác như cánh tay, mông và chân. Cơn đau xuất hiện khi đứng hoặc đi.
Các triệu chứng của bệnh sẽ phụ thuộc vào nơi mà cột sống của bạn bị ảnh hưởng bởi gai cột sống. Những triệu chứng này có thể nặng hoặc nhẹ. Dưới đây là cách mà gai cột sống ảnh hưởng đến các vùng khác nhau của cột sống.
Gai đốt sống cổ
- Xuất hiện các cơn đau đột ngột, cơn đau lan ra vào vai, cánh tay, bàn tay hoặc ngón tay của bạn.
- Đau cổ vào mỗi buổi sáng khiến cho vai của bạn bị cứng vai khi ra khỏi giường.
- Gây đau và tê ngứa vùng cổ và vai, cánh tay, bàn tay hoặc ngón tay của bạn.Cảm giác đau nhức phía sau đầu của bạn.
- Mất cân bằng,
- Khó nuốt (điều này rất hiếm và chỉ xảy ra khi tủy sống bị chèn ép).
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là một tình trạng liên quan đến tuổi tác, gây ảnh hưởng đên các khớp và đĩa đệm ở cột sống cổ của bạn. -Nguồn My.clevelandclinic.org
Gai cột sống ngực
Đau ngực và cứng sau khi ngủ dậy và ra khỏi giường
Gai cột sống thắt lưng
Cơn đau cũng xuất hiện bất ngờ gâu cứng thấp sau mỗi buổi sáng.
Các cơn đau chỉ giảm khi nghỉ ngơi hoặc sau khi tập thể dục.
Cảm giác tê ngứa ran ở lưng, chân hoặc ở bàn chân.
Khi bị gai cột sống thắt lưng có thể gây ra cảm giác đau ở bàng quang khi tủy sống bị chèn ép.
Cơ chế hình thành và nguyên nhân gai cột sống
Bệnh gai cột sống được bắt nguồn từ việc đĩa đệm tại giữa hai đốt sống bị thoái hóa. Do phải chịu nhiều ảnh hưởng bởi các yếu tố như: áp lực từ các vận động của cơ thể, do tuổi tác, các bao xơ đĩa đệm bị mất nước, nứt vỡ và xẹp đi. Từ đó các đốt sống liêt kề tiếp xúc trực tiếp với nhau và mòn dần do ma sát.
Các đốt xương sống tiếp giáp với nhau bằng những khớp xương nhỏ ở hai bên phía sau đốt sống. Lúc khớp xương bị thoái hóa mất sụn bọc các đầu xương ở trong khớp bị hư hại mòn và tróc ra làm lộ xương ở dưới các sụn. Lúc này các khớp xương sẽ bị viêm, sưng gây ra các cảm giác đau khi bạn đứng, ngồi và cả lúc đi.

Khớp cột sống bị viêm, các đĩa đệm ở giữa các đốt sống cũng bị hư hại, cột sống không còn được sự ổn định như trước. Do đó cột sống sẽ mọc ra những nhánh xương hay gai xương bao quanh những khớp xương đống đó. Đồng thời thân đốt xương sống cũng mọc ra những nhánh tương tự.
Ngoài ra khi tuổi tác càng cao thì tình trạng viêm khớp và chấn thương cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đau đốt sống cổ. Ngoài ra còn có thể các tác hại do tai nan, chấn thương, béo phì cũng như những tác dụng do yếu tố di truyền. Thống kê thì có một số nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành gai cột sống.
Viêm khớp xương
Quá trình viêm lâu ngày làm phần sụn đốt sống bị hao mòn, khiến bề mặt sụn trở nên thô ráp, xù xì và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ xát với nhau gây ra các cảm giác đau nhức khó chịu. Phản ứng này làm kích thích các tế bào tạo xương tự chỉnh sửa lại, cuối cùng dẫn đến việc xương thừa, gai mọc ra.
Gai cột sống do sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống
Trường hợp này thường gặp trong thoái hóa cột sống ở những người lớn tuổi. Khi sụn khớp bị thoái hóa và xẹp xuống, các dây chằng giữa các đốt sống sẽ chùng giãn. Từ đó, cơ thể sẽ có phản ứng tự nhiên làm cho dây chằng dầy lên để có sức giữ vững cột sống. Lâu ngày, canxi sẽ tụ lại trên dây chằng và tạo ra gai xương.
Chấn thương
Nếu bạn gặp các chấn thương khi tập thể thao, đi xe đạp…. Có thể làm cho các khớp xương hoặc hệ cột sống bị tổn thương, hư hại. Những phản ứng của cơ thể tự sinh ra nhằm sửa chữa những tổn thương ở các khớp xương này sẽ hình thành gai cột sống.
Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không?
Đối với những người bị gai cột sống khi họ phải chịu những cơn đau khắp cơ thể khiến cho tất cả các hoạt động đều bị hạn chế. Mọi sinh hoạt trong cuộc sống để trở nên cực kỳ khó khăn và cần phải nhờ đến sự trợ giúp trong gia đình.

Khi bệnh có những triệu chứng nhẹ thì không có nguy hiểm gì nhưng khi bệnh đã trở nên năng và mãn tính thì có thể gặp các bệnh như táo bón, đại tiểu tiện không tự chủ được, nguy hiểm hơn là có thể khiến bạn bị tàn phế. Khi bị bệnh mà gặp những biến chứng đấy cần phải phát hiện và điều trị kịp thời tránh những hậu quả quá đáng tiếc mà bệnh gây ra.
Chẩn đoán bệnh
Các bác sĩ có thể sẽ bắt đầu kiểm tra vật lý bao gồm:
- Kiểm tra phạm vi hoạt động của cổ
- Kiểm tra phản xạ của bạn và sức khỏe cơ bắp để có thể tìm ra có áp lực nào lên dây thần kinh cột sống hoặc tủy sống của bạn không.
- Quan sát bạn đi bộ xem để xem nén cột sống có ảnh hưởng đến dáng đi của bạn không.
- Nếu các bác sĩ đã nghi ngờ bệnh gai cột sống họ sẽ yêu cầu các xét nghiệm hình ảnh và kiểm tra chức năng thần kinh để xác nhận chẩn đoán.
Xét nghiệm hình ảnh
Việc thực nghiệm hình ảnh có thể cung cấp những thông tin chi tiết về bệnh từ đó có thể đưa ra những chẩn đoán và điều trị bệnh. Một số những thực nghiệm hình ảnh hay được sử dụng trong quá trình chẩn đoán bệnh:
- X-quang: Quét một tia X qua cơ thể của bạn để kiểm tra những bất thường của cơ thể bạn như các gai cột sống. Việc chụp X-quang cũng có thể loại trừ những nguyên nhân hiếm gặp và nghiêm trọng đối với chứng đau cổ và cứng khớp như các khối u, nhiễm trùng hoặc gãy xương.
- CT scan: Việc sử dụng ct scan sẽ cung cấp những hình ảnh chi tiết hơn đặc biệt là hình ảnh xương cột sống.
- MRI: phương pháp chẩn đoán này có thể xác định được những khu vực nơi các dây thần kinh có thể bị chèn ép.
- Chụp tủy sống – Myelography: các bác sĩ sẽ tiêm một loại dung dịch vào tủy sống để việc chụp CT và X-quang trở nên rõ nét hơn.
Xét nghiệm chức năng thần kinh
Bác sĩ sẽ đề nghị bạn các xét nghiệm để xác định xem tín hiệu thần kinh có đang đi đúng đến các cơ bắp của bạn không. Việc xét nghiệm chức năng thần kinh bao gồm:
- Đo điện cơ: Xét nghiệm này đo hoạt động điện trong dây thần kinh của bạn khi chúng truyền thông điệp đến cơ bắp của bạn khi các cơ đang co thắt và nghỉ ngơi.
- Nghiên cứu dẫn truyền dây thần kinh: Các điện cực được gắn vào da của bạn phía trên dây thần kinh được nghiên cứu. Một cú sốc nhỏ được truyền qua dây thần kinh để đo cường độ và tốc độ của tín hiệu thần kinh.
Biện pháp phòng ngừa bệnh gai cột sống
Để có thể phòng ngừa được bệnh này bạn cần phải áp dụng một số biện pháp sau:

- Thường xuyên tập thể dục đều đặn, nên tập các động tác cử động vùng cột sống và cùng cột sống thắt lưng. Tránh các môn thể thao quá sức và chọn những bài tập nhẹ nhàng như bơi lội, yoga, đi bộ.
- Luôn giữ cột sống của bạn ở một tư thế tốt, tránh đứng ngồi sai tư thế quá lâu và cần phải thay đổi tư thế thường xuyên.
- Kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu bị béo phì để giảm tải việc cột sống của bạn phải chịu sức ép quá lớn.
- Hạn chế làm những công việc nặng nhọc, tránh những chấn thương và các tư thế gây chấn thương vùng cột sống thắt lưng và cùng cột sống cổ do chơi thể thao và mang vác các đồ vật nặng.
- Tránh sử dụng các chất kích thích có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng của xương khớp.
Phương pháp điều trị gai cột sống
Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa bệnh gai cột sống, tuy nhiên bạn nên đến các gặp các chuyên gia về khoa xương khớp để được thăm khám và xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh và các chuyên gia sẽ đưa ra được cách điều trị gai cột sống hiệu quả và phù hợp nhất đối với từng nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số cách điều trị gai cột sống thường được áp dụng:
Dùng thuốc
Người bệnh bị gai cột sống khi có những biểu hiện sưng viêm tại cột sống thì cần phải được uống thuốc. Thông thường các bác sĩ sẽ cho dùng các loại thuốc giảm đau để có thể khống chế được những cơn đau cấp tính. Đồng thời người bệnh sẽ phải dùng thêm một số loại thuốc giãn cơ và tiêm cạnh cột sống bằng thuốc chống viêm. Một số loại thuốc đường được sử dụng:

- Thuốc chống viêm không steroid. Trong khi một số loại NSAID có sẵn trên quầy, bạn có thể cần phải kê theo toa giúp giảm đau và viêm đối với gai đốt sống cổ.
- Corticosteroid: Bạn sử dụng loại thuốc này trong một khoảng thời gian ngắn có thể giúp giảm đau. Nếu cơn đau của bạn trở nên n nghiêm trọng, bạn cần phải tiêm thuốc steroid mới trở nên tốt hơn.
- Thuốc giãn cơ: Một số loại thuốc, chẳng hạn như cyclobenzaprine, có thể giúp giảm co thắt cơ ở cổ và thắt lưng.
- Thuốc chống động kinh: Một số loại thuốc động kinh, chẳng hạn như gabapentin (Neurontin, Horizant) và pregabalin (Lyrica), có thể làm giảm cơn đau ở những dây thần kinh bị tổn thương.
- Thuốc chống trầm cảm: Một số loại thuốc chống trầm cảm đã được tìm thấy giúp giảm đau từ căn bệnh gai cột sống.
Phẫu thuật
Nếu việc điều trị bằng các phương pháp trên không hiệu quả mà lại khiến cho bệnh trở lên năng hơn thì bạn cần phải phẫu thuật để có thể chấm dứt được căn bệnh khó chịu này.
Phẫu thuật có thể có bào gồm:
- Loại bỏ một đĩa đệm bị thoát vị hoặc xương.
- Loại bỏ một phần của đốt sống.
- Kết hợp một đoạn cổ bằng cách sử dụng xương ghép và phần cứng.
Chữa gai cột sống bằng đông y
Vơi mỗi bài thuốc đông y điều trị bệnh gai cột sống lại có các vị thuốc thảo dược khác nhau, bởi vậy nếu người thầy thuốc có độ am hiểu và có kinh nghiệm sẽ có thể chọn ra đúng vị thuốc cần sử dụng để điều trị bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc chữa gai cột sống hay được sử dụng.

Bài thuốc chữa gai cột sống từ mộc qua
Thành phần bài thuốc: Bạch thược: 30 gr, Mộc qua, uy linh tiên, cát căn và đỗ trọng: Mỗi vị 12 gr, Cam thảo: 1 gr, Kê huyết đằng: 15 gr
Cách sử dụng: Cho các vị thuốc trên vào một chiếc ấm chuyên thắc thuốc (có thể là ấm điện) và cho 3 chén nước vào. Đun sôi nhỏ lửa cho tới khi thuốc cô đặc còn 1 chén thì để nguội và uống. Tiếp tục cho thêm nước vào và đun lại thêm 3 lần, mỗi lần lấy 1 chén. Hợp lại 3 lần đun là 3 chén thuốc rồi chia làm 3-4 lần uống trong ngày. Bài thuốc Đông y trị gai cột sống trên bạn sử dụng theo từng liệu trình. Mỗi liệu trình là 10 ngày. Lưu ý, giữa các liệu trình nên nghỉ từ 5-7 ngày mới uống tiếp.
Bài thuốc chữa gai cột sống từ tần giao
Trong trường hợp bệnh nhân bị gai cột sống cổ không cúi ngửa được, đau tăng khi cử động, có nhiều điểm đau ở lưng, cột sống, ảnh hưởng tới chi dưới thì sử dụng bài thuốc sau:
Thành phần bài thuốc: Tần giao, kỳ xà, chế phụ tử, xích thược, đương quy, quế chi: Mỗi loại 9 gr, Sinh địa: 50 gr, Tàm sa: 30 gr, Uy linh tiên: 15 gr
Cách sử dụng: Bỏ các vị thuốc trên vào ấm sắc thuốc rồi cho thêm nước để đun sôi, gạn ra dùng uống hàng ngày. Bài thuốc này giúp ôn kinh tán hàn, trừ thấp hóa, ứ khư phong chỉ thống.
Để 2 bài thuốc đông y này đạt được kết quả tốt bạn cần kết hợp với việc châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp và các bài tập nhẹ nhàng theo sự chỉ dẫn của lương y.
Chữa gai cột sống bằng thảo dược
Điều trị gai cột sống bằng lá lốt
Bài thuốc chữa gai cột sống bằng lá lốt có tác dụng khá nhanh, chỉ cần kiên trì thì người bệnh sẽ có ngay kết quả như ý muốn mà không phải tốn kém chi phí thực hiện.

Nguyên liệu
- 20g lá lốt.
- 12g thiên niện kiện.
- 16g gai tầm xoong.
- 300ml nước.
Cách làm
Rửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào ấm, đổ thêm nước và sắc đến khi còn khoảng 100ml nước thì dừng lại.
Dùng nước này uống liên tục trong 1 tuần bạn sẽ thấy hiệu quả ngay là những cơn đau do gai cột sống giảm hẳn.
Trị gai cột sống bằng hạt đu đủ
Trong hạt đu đủ có nhiều khoáng chất tốt cho xương nên từ lâu đã được xem là một trong những phương thuốc chữa gai cột sống cực kỳ hiệu quả.
Nguyên liệu
- 1 quả đu đủ chín(200g hạt)
- 1 miếng vải cotton mỏng
Cách làm
- Đem đu đủ chín đi bổ đôi tác hạt. Cho hạt đu đủ vào rổ sau đó vò nhẹ để lớp màng ngoài của hạt đu đủ bong ra sau đó thu lấy hạt.
- Giã nát hạt đu đủ sau đó bọc vào 1 miếng vải cotton mỏng sau đó chườm nên phần bị gai cột sống khoảng 15 phút thì bỏ ra đắp lượt thứ 2.
- Làm liên tục 1 tháng bạn sẽ thu lại được kết quả như mong muốn.
Chữa gai cột sống bằng ngải cứu
Cây ngải cứu thường có mùi thơm nồng và có vị hơi đắng hoặc rất đắng tùy theo mùa. Ngải cứu có thể dùng để chế biến các món ăn hoặc được sao khô lên làm thuốc hoặc dùng tươi. Dù dùng ở bất kì hình thức nào thì cây ngải cứu cũng có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe và chữa bệnh trong đó có điều trị bệnh gai cột sống.

Với công dụng chữa gai cột sống, đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt, ngải cứu từ xưa được xem như bài thuốc hữu hiệu được rất nhiều người áp dụng.
Nguyên liệu
- 300g ngải cứu.
- 3 thìa cafe mật ong.
Cách làm
- Đem lá ngải cứu đi rửa sạch sau đó để ráo nước.
- Sau đó đem ngải cứu đi giã nát rồi thêm 3 thìa cafe mật ong sau đó cho vào 1 mảng vải cotton sau đó vắt lấy nước.
- Bạn uống 2 lần/1 ngày và thực hiện trong vòng 2 tuần.
Điều trị gai cột sống bằng những bài tập
Bài tập chữa gai cột sống có nhiều và khá đa dạng nhưng để có được sự hiệu quả và thuận tiện snhất thì người bệnh bện tập một số bài tập dưới đây. Đây đều là những bài tập yoga trị gai cột sống và việc kết hợp với những bài tập thể dục nhẹ nhàng để đạt hiệu quả cao hơn khi tập.
Chế độ dinh dưỡng cho người bị gai cột sống
Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý sẽ góp phần hỗ trợ trong việc điều trị bệnh gai cột sống. Dưới đây là một số gợi ý về những loại thực phẩm mà người bệnh gai cột sống nên ăn và những loại thực phẩm cần phải kiêng khi điều trị bệnh

Những thực phẩm nên ăn
Hải sản như tôm cua cá: trong hải sản có chứa nhiều canxi là thành phần quan trong trong cấu thành nên xương đồng thời cần thiết cho các hoạt động ủa tim, thần kinh và cơ bắp. Do vậy, bổ sung hải sản trong thực đơn hằng ngày sẽ giúp tăng cường được lượng canxi nạp vào cơ thể.
Các loại rau xanh
Việc bổ sung rau xanh trong thực đơn ăn hằng ngày không bao giờ là thiếu và rau xanh cũng là món ăn tốt cho người bệnh gai cột sống. Rau xanh không chỉ giàu vitamin, chất xơ mà còn giúp cung cấp canxi, đặc biệt là những loại rau có màu xanh thẫm như rau ngót, … Vì vậy, người bệnh gai đôi cột sống nên bổ sung rau xanh trong thực đơn hằng ngày để hỗ trợ điều trị gai đốt cột sống.
Đậu nành, những loại ngũ cốc
Ngũ cốc không chỉ giàu canxi mà còn giúp người bệnh loại bỏ căn bệnh loãng xương. Chất Genistein trong hạt đậu nành được coi như một loại hoocmon estrogen, yếu tố quyết định cho sự chắc khỏe của xương.
Người bệnh gai đốt cột sống nên bổ sung đậu nành và các loại ngũ cốc vào trong thực đơn hằng ngày để giúp điều trị hiệu quả bệnh gai cột sông.
Những loại trái cây giàu vitamin C
Những loại trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, đu đủ, sẽ là nguồn cung cấp vitamin C và men kháng viêm cao, giúp hỗ trợ hiệu quả trong điều trị gia đốt cột sống.
Bệnh gai cột sống cần kiêng ăn gì

- Những thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, cay nóng.
- Các loại đồ uống có cồn
- Các chất kích thích
- Thực phẩm giàu chất đạm
Trên đây là những thông tin đầy đủ nhất về chứng bệnh gai cột sống mà bạn cần phải biết. Từ những thông tin ở trên có thê giúp bạn nhận biết sớm nhất chứng bệnh này để có thể đưa ra được các biên pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhất. Chúc bạn có một sức khỏe tốt.
Nguồn tham khảo:
- https://en.wikipedia.org/wiki/Spondylosis
- https://www.healthline.com/health/cervical-spondylosis
- https://www.webmd.com/osteoarthritis/cervical-osteoarthritis-cervical-spondylosis#1
- https://www.emedicinehealth.com/spondylosis/article_em.htm