Đứt dây chằng chéo trước rách sụn chêm là một trong những chấn thương rất thường hay gặp ở những người thường xuyên luyện tập thể dục thể thao hoặc vận động mạnh. Vậy bệnh được biểu hiện như thế nào và nó có thực sự nguy hiểm thì hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Dây chằng chéo và sụn chêm là gì?
Dây chằng chéo trước chạy chéo giữa khớp gối, đây là bộ phận giúp kết nối xương chầy với xương đùi đồng thời giữ cho xương chầy không bị trượt ra trước hoặc xoay trong.
Sụn chêm gối là hai mảnh sụn của khớp nằm ở vị trí giữa lồi cầu và mâm chày. Chức năng của sụn chêm là làm giảm lức tác động lên lồi cầu và mâm chày khi đi, góp phần giữ vững khớp gối khi hoạt động. Sụn chêm có thể bị rách do một số chấn thương ở vùng gối hoặc do tình trạng thoái hóa ở người lớn tuổi. Khi sụn chêm bị rách mảnh rách kẹt vào giữa khớp khi đó sẽ gây ra các chấn thương ở khớp gối.
Đứt dây chằng chéo trước rách sụn chêm có nguy hiểm không?
Dây chằng chéo và sụn chêm là một trong những bộ phận rất quan trong, giúp cho con người có thể vận động và đi lại một cách dễ dàng hơn. Khớp gối có 2 sụn chêm, có tác dụng như một miếng đệm, làm cho đầu gối vũng chắc và giảm sốc.
Khi dây chằng chéo bị đứt và rách sụn chêm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Một số biến chứng cực kỳ nguy hiểm cho người bệnh khi bị rách sụn chêm và đứt dây chằng chéo.
“Giải đáp: Đứt dây chằng chéo trước có đi được không?”
Đau nhức khớp gối do kẹt khớp
Khi bị đứt dây chằng chéo trước hoặc bị rách sụn chêm, người bện sẽ có cảm giác đau nhức trong khớp gối. Khi người bệnh thực hiện các tư thế như nghiêng sang trái, phải. Những chấn thương đột ngột hoặc tai nạn xe máy rất dễ gây ra tình trạng sưng đau không thể duỗi thẳng chân ra được, đi lại trong tư thế lúc nào cũng phải co chân. Mạnh sụn chêm bị rách đi vào giữa khớp gối và gây nên tình trang kẹt đầu gối khiến cho bệnh nhân không thể nào đi lại được.
Cơ tú đầu đùi bị teo
Tình trạng đau nhức khớp gối kéo dài do giãn dây chằng khớp gối và rách sụn chêm nêu không được tiến hành điều trị bệnh kịp thời, người bệnh sẽ rất dễ đứng trước nguy cơ bị teo cơ tứ đùi. Lúc nào người bệnh không thể nào đi được và gây khó khăn cho việc vận động.
Hỏng khớp gối
Những chấn thương do dây chằng chéo trước bị đứt sẽ làm gối mất vững và sụn chêm bị hư hại nặng hơn theo thời gian. Nếu sụn chêm bị hư hoàn toàn, bắt buộc phải cắt bỏ, lúc này khớp gối của bạn sẽ nhanh chóng bị thoái hóa hoặc hư khớp gối. Nhất là những người phải tiến hành lấy bỏ sụn chêm ở độ tuổi quá trẻ sẽ rất dễ bị hư khớp gối.
Cách điều trị đứt dây chằng chéo trước rách sụn chêm
Đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Việc tiến hành điều trị bệnh là vô cùng cần thiết. Tùy thuốc vào mức độ bệnh của người bệnh mà các bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhất.
- Nếu miếng sụn rách lớn, vùng rách nằm ở vùng có máu nuôi và bệnh nhân còn trẻ thì bác sĩ sẽ chỉ định làm nội soi khớp để khâu lại.
- Nếu miếng rách lâu đã hư hay nằm ở vùng không có máu nuôi trên bệnh nhân lớn tuổi có thể cắt bỏ một phần sụn chêm qua nội soi khớp. Nội soi khớp gối thường có ưu điểm tuyệt đối hơn so với việc mổ trong phẫu thuật cắt hoặc khâu sụn chêm.
- Nếu dây chằng bị đứt khiến cho gối trở nên lỏng lẻo thì nên tiến hành tái tạo dây chằng mới vì nếu không gối sẽ bị thoái hóa nhanh hơn. Mục đích của phẫu thuật là giải quyết tình trạng lỏng gối, phục hồi lại chức năng của dây chằng chéo trước.
Thông qua bài viết này giúp cho bạn đọc biết được sự nguy hiểm của bệnh đứt dây chằng chéo trước rách sụn chêm. Khi bạn có những biểu hiện của bệnh cần phải đi khám sớm để có phương pháp điều trị sớm tránh biến chứng. Chúc bạn có một sức khỏe tốt.