Đo loãng xương là phương pháp kiểm tra để biết chính xác mình có bị mắc các bệnh về loãng xương hay không. Do bệnh loãng xương thường có những diễn biến âm thầm mà hầu hết những người bị bệnh này thường không phát hiện ra chỉ khi đo loãng xương mới biết mình bị bệnh. Vậy đo loãng xương như thế nào thì hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Hậu quả của loãng xương
Loãng xương diễn ra một cách âm thầm bởi khi thấy những biểu hiện lâm sàng thì cơ thể bạn đã mất 20% khối lượng xương và đã có biến chứng như đau cột sống, gù lưng, giảm chiều cao, gãy xương, biến dạng lồng ngực và giảm đi khả năng vận động.

Loãng xương không gây đau cột sống, bệnh chỉ làm cột sống yếu nên không giữ được vai trò là trụ cột của cơ thể và dần không chịu được bởi những tác động bên ngoài nên chỉ cần một tác động nhẹ cũng có thể làm ảnh hưởng đến cột sống.
Khi bệnh loãng xương trở nên nặng thì khiến cho người bệnh bị đau và có thể bị liệt. Ở một số trường hợp có thể làm biến dạng sương làm giảm đi tuổi thọ của người bệnh. Tỷ lệ loãng xương ở việt nam hiện nay đang rất cao tập chung chủ yếu ở người trung tuổi.
Tai sao lại cần phải đo loãng xương
Đo loãng xương chính là đo mật động các chất khoáng có chủ yếu trong xương là canxi bằng nhiều cách khác nhau. Mật độ xương cao nhất khi ở tuổi trưởng thành bởi lúc này hệ xương chắc khỏe và dẻo dai vận động một cách linh hoạt. Việc đi mật độ loãng xương có thể cho người bệnh một số thông tin sau:

- Xác định tình trạng xương xem bạn có bị loãng xương không trước khi tình hình bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Biết được nguy cơ bị gãy xương trong thời gian sớm nhất.
- Đo mật độ xương có thể giúp bạn có thể đánh giá được phương pháp điều trị bệnh của mình có đúng không.
Những đối tượng nên đo loãng xương
Dù xương có khả năng tái tạo lại nhưng khả năng này sẽ giảm dần theo độ tuổi và thời gian. Do phụ nữ có mật độ xương thấp hơn của nam giới vì vậy mà tất cả phụ nữ từ 40 tuổi trở bên được khuyến khích đi kiểm tra mật độ loãng xương.
Ngoài tuổi tác thì những dấu hiệu khác cũng có thể cho bạn biết nên đo loãng xương hay không như:
- Kết quả X quang cho thấy cột sống của bạn bị gãy hoặc thiếu xương.
- Đau lưng và có nguy cơ gãy cột sống.
- Có hiện tượng giảm chiều cao đi.
Khi nào cần đo loãng xương
Loãng xương được hiểm là rối loạn chuyển hóa xương, túc là khối lượng xương giảm và bị thay đổi cấu trúc của xương và khiến xương trở nên giòn và dễ gãy. Để biết mình có nguy cơ bị loãng xương hay không thì cần phải thực hiện phương pháp đo loãng xương sớm nhất để có thể chẩn đoán chính xác nhất về tình hình xương khớp của mình.

Đối với bệnh loãng xương ở người có tuổi thì cần phải đo độ loãng xương ở độ tuổi từ 40-45 và việc đo loãng xương ở nam giới ở độ tuổi từ 50 đến 60.
Để chẩn đoán loãng xương là đo mật độ xương ở hai vị trí là cột sống thắt lưng và cổ xương đùi bằng phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép, cho phép chẩn đoán loãng xương ở giai đoạn sớm, tiến hành trước khi chưa có những biến chứng nặng nề như gãy xương hoặc tàn phế thì lúc đó đã quá muộn.
Vì thế để có thể phòng ngừa bệnh loãng xương thì mọi người cần phải chủ động trong quá đo mật độ xương của mình. Cùng với phương pháp xét nghiệm thì người bệnh cần phải cung cấp các dưỡng chất cho xương như canxi, magie để có thể giúp xương chắc khỏe và chống được bệnh loãng xương gây ra.
Có thể bạn muốn biết: Điều trị loãng xương bằng đông y cực kỳ hiệu quả
Thông qua bài viết ở trên giúp cho bạn đọc thêm những thông tin cần thiết nhất về bệnh loãng xương cũng như khi nào thì cần phải đo loãng xương. Khi có những biểu hiện bất thường về xương khớp cần phải đến trung tâm y tế để được xét nghiệm tình trạng bệnh, tránh các biến chứng của bệnh cho sức khỏe. Chúc bạn có một sức khỏe tốt.