Ngày nay, với sự phát triển của nền y học thế giới, chúng ta đã phát minh ra nhiều phương pháp điều trị vảy nến. Vậy nên ngoài việc dùng thuốc bôi hoặc thuốc uống, người bệnh có thể điều trị vảy nến bằng UVB. Chi tiết về cách thức này ra sao, hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây!
Điều trị vảy nến bằng UVB là thế nào?
Dùng UVB khi chữa bệnh vảy nến là trực tiếp chiếu ánh sáng lên da, từ đó làm sạch các mảng vảy nến và dần dần loại bỏ những dấu hiệu của loại bệnh da liễu này. Chiếu UVB hay còn có tên gọi khác là chiếu tại, quang trị liệu,…
Thông thường, nhiều bác sĩ da liễu sẽ dùng tia B hoặc tia UVB chiếu lên các vùng da vảy nến – Loại tia này sẽ có bước sóng ngắn nên khi chúng được tác động lên bề mặt da giúp dễ kiểm soát hiệu quả những tế bào gây bệnh, làm lành những tổn thương và giảm tình trạng đau đớn, khó chịu.
Hiện nay, vảy nến vẫn là căn bệnh da liễu mãn tính chưa có phác đồ điều trị triệt để, tuy vậy, việc áp dụng phương pháp chiếu UVB mang đến nhiều kết quả tích cực.
Những hình thức điều trị vảy nến bằng UVB
Sử dụng UVB điều trị vảy nến cũng có nhiều hình thức khác nhau, các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh thực tế của mỗi người, mức độ nặng nhẹ ra sao để đưa ra hình thức phù hợp và hiệu quả nhất. Sau đây là một số cách chiếu tia UVB phổ biến và được nhiều người áp dụng:
Sử dụng UVB băng thông rộng chữa bệnh vảy nến
Đây chính là phương pháp điều trị bằng tia UVB truyền thống lâu đời nhất với bước sóng rộng, trực tiếp tác động tới vùng da bệnh. Nhờ có tia chiếu, các mầm bệnh sẽ không thể tiếp tục phát triển rồi lây lan sang những vùng da khác, đồng thời dần tái tạo lớp da bị tổn thương, giảm các dấu hiệu đặc trưng của bệnh.
Tuy nhiên, phương thức này có 1 nhược điểm khá lớn là dễ gây bỏng. Vì vậy, các bác sĩ sẽ chỉ chỉ định phương pháp này khi không thể dùng các cách quang trị liệu UVB khác.
Sử dụng tia UVB băng hẹp chữa bệnh vảy nến
Đây là hình thức chữa trị được nhiều chuyên gia đánh giá có hiệu quả tốt hơn nhiều so với băng rộng. Phương pháp này có những cải tiến khi loại bỏ hết những tia UV thừa có khả năng gây hạn cho làn da, tia UVB băng hẹp với các bước sóng trong khoảng 311 – 312nm dễ dàng làm sạch các vảy nến và kiểm soát bệnh tật tốt hơn.
Nhờ vào các ưu điểm vượt trội, chiếu tia UVB băng hẹp được áp dụng rộng rãi tại nhiều bệnh viện chuyên khoa, nhưng chi phí điều trị lại khá cao. Một vài bệnh viện đưa ra khuyến cáo người bệnh nên chọn cách điều trị này thay vì sử dụng tia UVB băng rộng để giảm thiểu nguy cơ bỏng da.
Quy trình thực hiện chữa bệnh vảy nến bằng tia UVB băng hẹp như sau:
- Kiểm tra nhằm xác định độ nhạy cảm của làn da với ánh sáng, các bệnh khác cũng như đặt liều đỏ da ở cấp thấp nhất.
- Thử sự thích nghi của cơ thể bằng cách chiếu tia UVB mỗi lần 3 giây lên 6 vị trí khác nhau trên cơ thể.
- Kiểm định tuýp da của người bệnh. Người Việt Nam thông thường sẽ ở tuýp da IV. Vì vậy, liều chiếu sau thời gian đầu khoảng 500 mJ/cm2. Các liều tiếp theo sẽ được tăng lên cho tới 30% nếu không có dấu hiệu bất thường nào.
- Mỗi người sẽ có thời gian điều trị riêng, phụ thuộc vào tình trạng bệnh thực tế, khoảng 2 – 5 buổi/tuần. Số buổi trị liệu da sẽ giảm dần khi các chỉ số da quay về mức ổn định. Ví dụ: Khi chỉ số chiếu PASI chỉ còn 75 thì bác sĩ sẽ giảm số buổi trị liệu xuống còn 2 buổi mỗi tuần. Khoảng thời gian 1 tháng sau đó, các chỉ số vẫn tiếp tục ổn định sẽ giảm xuống 1 buổi mỗi tuần. Cuối cùng, người bệnh sẽ chỉ trị liệu mỗi tháng 1 lần.
Trong quá trình chữa trị, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:
- Trường hợp da đỏ ở mức độ 2 sẽ cần giảm 30% liều điều trị. Trường hợp da đỏ tới mức độ 3 sẽ cần dừng chiếu tia UVB trong 1 tuần để theo dõi tiến triển bệnh.
- Chỉ định liều cao nhất khi điều trị UVB cho những ai bị vảy nến với điều kiện da tuýp IV là 3J/cm2.
- Người bệnh cần lưu ý tham gia đầy đủ quy trình kiểm tra một cách cẩn thận trước khi dùng phương pháp chiếu tia UVB băng hẹp.
Sử dụng laser UVB
Laser UVB là phương pháp chữa bệnh vảy nến được chấp thuận bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA). Một số bệnh viện chuyên khoa tại Việt Nam cũng đã đưa phương pháp này vào danh mục những cách điều trị bệnh vảy nến, phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, vết vảy nhỏ như ở móng tay hay chân,… Thực tế, laser UVB và chiếu tia UVB băng hẹp có nhiều điểm tương đồng, khác biệt lớn nhất là nó được thực hiện dựa vào tia laser.
Nhiều chuyên gia da liễu chỉ định laser UVB trong điều kiện vùng da bệnh nhỏ, diện tích vảy nến không vượt quá 5% tổng diện tích da của toàn cơ thể, điều này giúp hạn chế lượng tia cực tím tiếp xúc trực tiếp với làn da, giảm thiểu rủi ro và những tác dụng phụ không mong muốn.
Thông thường, người bệnh cần điều trị laser UVB từ 2 – 3 lần mỗi tuần, sau 10 buổi chữa trị sẽ nhận thấy những tín hiệu khả quan. Tuy vậy, chi phí cao là một trong những điểm hạn chế khiến phương pháp này chưa được sử dụng đại trà ở các bệnh viện.
Dùng UVB từ ánh sáng tự nhiên
Đây là phương pháp tiết kiệm chi phí và khá tự nhiên, người bệnh sẽ chủ động tận dụng tia UV từ ánh nắng mặt trời. Nhiều chuyên gia cũng nhận định: Tia UVB tự nhiên có tác dụng tương đương với tia UVB trong quang trị liệu.
Để thực hiện phương pháp này, người bệnh có thể làm theo hướng dẫn sau:
- Người bị bệnh nên dành khoảng 5 – 10 phút mỗi ngày tắm nắng trong khung giờ 6h – 9h sáng hoặc 4h – 5h chiều. Trường hợp cơ thể đáp ứng được, ta có thể tăng thời gian tắm nắng nhiều hơn.
- Để vùng da bị vảy nến tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Tuy nhiên, đối với những vùng da khỏe mạnh cần đưa bôi kem chống nắng và che chắn kỹ càng. Vì đây là hình thức tự nhiên nên sẽ có tác dụng chậm hơn. Ngoài ra, người bệnh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện.
Những thông tin tổng hợp về chủ đề điều trị vảy nến bằng UVB trong bài viết này hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn đọc quan tâm. Chúc mọi người luôn vui vẻ và vượt qua mọi bệnh tật.