Dị ứng thuốc kháng sinh là tình trạng cơ thể phản ứng lại khi thuốc chữa bệnh đưa vào bên trong các cơ quan. Bệnh có thể tái phát ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình dùng thuốc. Đây là hiện tượng nguy hiểm, có khả năng tử vong cao. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp tới bạn những thông tin xoay quanh tình trạng này.
Tìm hiểu chung về dị ứng thuốc kháng sinh
Dị ứng kháng sinh có bản chất là phản ứng đột ngột của cơ thể khi mẫn cảm với một loại thuốc nào đó. Theo các nghiên cứu của Tổ chức Dị ứng thế giới, tình trạng dị ứng kháng sinh được chia thành 2 thể:
- Dị ứng tức thời: Bệnh xuất hiện trong vòng 1 giờ sau khi dùng liều thuốc đầu.
- Dị ứng muộn: Biểu hiện dị ứng xuất hiện sau khi bệnh nhân dùng liều thuốc đầu 1 giờ đồng hồ.
Khi tình trạng này xuất hiện, người bệnh sẽ có những biểu hiện sức khỏe nghiêm trọng như:
- Ho liên tục không ngừng, căng tức ngực kèm theo sốt cao trên 37,5 độ C.
- Khắp người phát ban, mẩn đỏ, ngứa rát, khó chịu.
- Bụng đau quằn quại, thở khó khăn, thị lực giảm sút, tiêu chảy.
- Chảy nước mắt, nước mũi nhiều.
Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều thời điểm khác nhau. Có người bị dị ứng kháng sinh ngay khi vừa dùng thuốc. Một số khác sau vài giờ, thậm chí ngừng thuốc vài ngày bệnh mới phát triển. Vì thế, nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào bên trên thì hãy ngưng dùng thuốc ngay lập tức. Hãy liên hệ với bác sĩ để có giải pháp khắc phục kịp thời.
Các loại thuốc kháng sinh có nguy cơ cao gây dị ứng
Nếu bạn sử dụng một trong số những loại thuốc kháng sinh dưới đây thì nên cẩn thận. Chúng là những loại thuốc tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng rất cao. Bao gồm:
- Thuốc kháng sinh chứa penicillin: Ampicillin, amoxicillin, cdiloxacillin, penicillin, ticarcillin.
- Nhóm thuốc kháng sinh chứa cephalosporin: Cefixime, cefadroxil, cefaclor, cephalexin, cefprozil.
Ngoài ra, nguyên nhân gây dị ứng thuốc kháng sinh còn có thể là do yếu di truyền hoặc sức đề kháng kém.
Dị ứng do kháng sinh thường gặp ở những đối tượng nào?
Những đối tượng có khả năng cao bị dị ứng thuốc kháng sinh bao gồm:
- Những người sống trong gia đình đã từng có người bị mắc dị ứng khi dùng các loại thuốc kháng sinh.
- Bệnh nhân thường xuyên phải sử dụng thuốc kháng sinh.
- Người tự ý dùng thuốc kháng sinh mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Bệnh nhân đang gặp phải tình trạng dị ứng khác như dị ứng phấn hoa, dị ứng thời tiết, mỹ phẩm,…
- Sử dụng thuốc đã hết hạn hoặc không đảm bảo chất lượng.
- Người đang bị các bệnh mãn tính liên quan tới phổi, thần kinh và xương khớp.
- Sử dụng thuốc kháng sinh với liều cao trong thời gian dài.
- Người bị HIV hoặc nhiễm virus Epstein-Barr.
Chẩn đoán dị ứng thuốc kháng sinh chuẩn xác nhất
Để xác định chính sách biểu hiện cũng như tìm ra nhanh chóng nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ đặt ra cho bạn một số câu hỏi liên quan như:
- Gia đình hay bản thân đã có tiền sử mắc dị ứng khi dùng thuốc kháng sinh chưa.
- Bệnh nhân đã và đang dùng thuốc kháng sinh nào trong thời gian gần đây nhất.
- Tình trạng sức khỏe và những bệnh đã từng mắc trước đây.
Sau khi đánh giá sơ bộ, người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu khác như:
- Thử máu: Người bệnh sẽ được các bác sĩ xét nghiệm máu ở vùng cánh tay hoặc tĩnh mạch. Kết quả của quá trình xét nghiệm máu sẽ cho biết chính xác và chi tiết nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh hiện tại.
- Test lẩy da: Khi sử dụng phương pháp này, bệnh nhân sẽ được chỉ định tiêm vào cánh tay một lượng kháng sinh nhỏ. Sau đó các bác sĩ sẽ quan sát chi tiết những phản ứng xuất hiện trên cơ thể người bệnh ngay sau đó để chẩn đoán.
Cần làm gì khi bị dị ứng thuốc kháng sinh?
Nếu bạn đã sử dụng thuốc kháng sinh và cảm thấy cơ thể có những bất thường liên quan tới hiện tượng dị ứng thì hãy tham khảo ngay hướng dẫn dưới đây:
- Ngưng dùng thuốc ngay lập tức.
- Sử dụng bút tiêm epinephrine tự động để giữ bệnh không tiến triển xấu đi. Vị trí tiêm phù hợp nhất là ở phần sau của bắp đùi.
- Người bệnh cần nằm ngửa, đầu thấp, chân cao. Nếu bị nôn mửa, người nhà không nên để bệnh nhân ngồi hoặc đứng. Hãy đặt người bệnh nằm nghiêng về bên trái.
- Không để người bệnh ở một mình khi xảy ra dị ứng thuốc kháng sinh.
- Nếu những biểu hiện của bệnh ngày càng nghiêm trọng thì hãy tới các cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ chẩn đoán kịp thời.
Điều trị dị ứng thuốc kháng sinh ở bệnh viện như thế nào?
Nguyên tắc khắc phục tình trạng dị ứng kháng sinh bao gồm:
- Không để người bệnh tiếp xúc với các loại thuốc khiến cơ thể họ phát ra phản ứng bất thường.
- Hạn chế sử dụng thuốc quá nhiều.
Dựa theo nguyên tắc này, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc chống dị ứng để làm giảm nhanh triệu chứng bệnh. Trường hợp trở nặng, người bệnh có thể phải tiêm những loại thuốc có tác dụng cao hơn. Kèm theo đó, bệnh nhân sẽ cần bổ sung thêm chất điện giải và bù nước. Thậm chí còn cần dùng cả thuốc lợi tiểu.
Phòng ngừa dị ứng kháng sinh tại nhà
Để hạn chế tối đa những biểu hiện nguy hiểm khi mắc bệnh, bạn nên có biện pháp phòng ngừa đúng đắn. Bên dưới là những gợi ý hữu ích bạn nên ghi nhớ:
- Không tự ý dùng thuốc kháng sinh khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
- Không thay đổi liều lượng hoặc tự kéo dài thời gian dùng thuốc.
- Kiểm tra kỹ thành phần, nguồn gốc thuốc khi mua.
- Chia sẻ với bác sĩ nếu gia đình có tiền sử từng mắc dị ứng thuốc kháng sinh.
- Không dùng thuốc khi đã biến dạng, biến màu hoặc để hở.
- Tới ngay các cơ sở y tế nếu nghi ngờ bản thân mắc dị ứng kháng sinh.
Có thể thấy rằng, dị ứng thuốc kháng sinh có thể gặp ở nhiều đối tượng, thời điểm khác nhau. Để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, hãy cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Hẹn gặp lại bạn trong những bản tin tiếp theo.
Theo : EHIB